LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Hợp đồng thi công xây dựng công trình là một dạng hợp đồng hết sức phức tạp bởi vì liên quan đến nhiều yếu tố kỹ thuật, chất lượng, tiến độ... Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp chủ đầu tư (thường các chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng) và nhà thầu (thường các nhà thầu nhỏ hoặc thầu phụ) chưa nhìn nhận đúng tính quan trọng của hợp đồng và chưa chú trọng trong việc xây dựng và ký kết hợp đồng. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro, bất lợi lớn mà họ phải gánh chịu trong hợp đồng mà không hay biết. Trên thực tế không ít những trường hợp nhà thầu thi công xong nhưng không được thanh toán, quyết toán do vướng mắc trong hồ sơ thanh toán, bất lợi hợp đồng; hoặc công trình bị chậm tiến độ lâu dài hoặc không đảm bảo chất lượng nhưng lại không có chế tài đúng mức để ràng buộc nhà thầu; hoặc có tranh chấp với chủ công trình liền kề nhưng không phân định rõ trách nhiệm giải quyết … Do đó, để kiểm soát và loại trừ những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thương thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng thì vai trò của các Luật sư trong việc soạn thảo và rà soát hợp đồng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng thi công xây dựng công trình? Công việc của Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình là gì? Tại sao lại phải nhờ Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Hợp đồng thi công xây dựng công trình là gì? Nội dung của hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Khái niệm: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì Hợp đồng thi công xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.
Nội dung của hợp đồng thi công xây dựng công trình: Theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì nội dung của Hợp đồng thi xây dựng bao gồm các điều khoản chính như sau:
Căn cứ pháp lý áp dụng;
Nội dung và khối lượng công việc;
Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
Rủi ro và bất khả kháng;
Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ…
Lưu ý: Các nội dung trên phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể để hạn chế việc tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
2. Nguyên tắc ký kết, thực hiện, hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, khi ký kết hợp đồng xây dựng thì phải đảm bảo nguyên tắc sau:
Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP còn quy định khi ký kết hợp đồng xây dựng ngoài việc phù hợp với các nguyên tắc trên thì còn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;
Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;
Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép;
Trước khi ký kết hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) thì các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, khi ký kết hợp đồng xây dựng thì phải đảm bảo nguyên tắc sau:
Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng thi công xây dựng công trình:
Theo quy định tại Điều 139 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì:
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện như khi người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng đã được nêu ở trên; Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng: Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện; Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan; Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
3. Tại sao cần phải nhờ Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng xây dựng công trình?
Hiện nay, nhiều cá nhân, doanh nghiệp dùng nhiều loại hợp đồng mẫu phổ biến trên mạng làm cơ sở để xây dựng hợp đồng, chính từ việc áp dụng hợp đồng mẫu có nội dung chung chung, sơ sài dẫn đến những bất lợi về quyền và lợi ích, gây ra hậu quả thiệt hại vô cùng nghiêm trọng, thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu một phần hay toàn phần. Bởi lẽ đó, việc soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng không đơn thuần được tạo ra từ một văn bản có sẵn mà để một hợp đồng có giá trị thi hành thì hợp đồng phải tuân thủ chặt chẽ nhưng quy định chuyên biệt về hình thức và nội dung, đồng thời các điều khoản của hợp đồng phải có những điều khoản tương ứng, phù hợp và đặc thù với loại công trình, hạng mục công trình, phạm vi gói thầu, loại giá hợp đồng xây dựng, tiến độ, mục đích và nhu cầu của chủ thể hợp đồng (Chủ đầu tư – nhà thầu; bên mời thầu - bên nhận thầu). Bên cạnh đó, trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng thường ràng buộc những trách nhiệm và bị gài vào những tình thế quyền và lợi ích không được cân bằng và đảm bảo giữa hai bên, do đó cần rà soát cẩn trọng, kỹ lưỡng từng điều khoản để không bị bất lợi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý và quyền lợi của mình khi soạn thảo, đàm phán, giao kết các hợp đồng thi công xây dựng công trình thì các cá nhân, doanh nghiệp cần tìm đến đơn vị Luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, soạn thảo và tham gia nhiều vụ việc về đàm phán, soạn thảo hợp đồng để tham vấn ý kiến, nhờ soạn thảo một bản hợp đồng chất lượng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Nhờ Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng xây dựng công trình có thể giúp ích cho Quý Khách hàng những vấn đề sau:
Giải thích nội dung các điều khoản trong hợp đồng để khách hàng nắm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và có những thỏa thuận phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
Phát hiện những lỗ hổng của hợp đồng, trên cơ sở đó ràng buộc trách nhiệm giữa các bên chặt chẽ hơn;
Hạn chế những hậu quả pháp lý mà tổ chức, cá nhân có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Đảm bảo tính khả thi của hợp đồng được nâng cao hơn, tranh chấp giữa các bên sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất, khi đó sẽ đảm bảo được quá trình hoạt động kinh của các bên trở nên thuận lợi, tạo cho các bên sự uy tín và hợp tác làm ăn lâu dài.
Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng công trình, cụ thể:
Tư vấn về hình thức và loại Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Tư vấn tính chất, nội dung trong Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Tư vấn loại giá hợp đồng phù hợp theo tính chất hợp đồng và như cầu khách hàng;
Tư vấn mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng thi công xây dựng công trình (Chủ đầu tư, tổng thầu. nhà thầu chính, nhà thầu phụ …);
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, bên giao thầu trong thi công xây dựng công trình;
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu, bên nhận thầu trong thi công xây dựng công trình;
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát trong thi công xây dựng công trình;
Tư vấn về vai trò của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
Tư vấn về thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng;
Tư vấn về việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng;
Tư vấn về bồi thường hợp đồng thi công xây dựng;
Tư vấn về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng;
Quy định của pháp luật về điều kiện, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
Tư vấn hồ sơ, giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hoàn công công trình xây dựng;
Tư vấn giải quyết các tranh chấp đối với hộ liền kề, tranh chấp xây dựng…;
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Tư vấn các mức xử phạt hành chính đối với các sai phạm trong xây dựng;
Tư vấn cách giải quyết các trường hợp xảy ra sai phạm trong quá trình thi công xây dựng công trình (xác định hành vi sai phạm, nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; tư vấn tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…);
Tư vấn cách giải quyết các trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
Tư vấn các điều kiện để Hợp đồng thanh lý theo quy định của pháp luật;
Tư vấn các vấn đề phát sinh khác liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Luật sư soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình, cụ thể:
Soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật và tính đặc thù của từng loại hợp đồng, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng;
Kiểm tra, rà soát tính pháp lý trong hợp đồng đã soạn thảo, hạn chế được tối đa những lỗ hổng trong hợp đồng, tránh thiệt hại phát sinh;
Tư vấn điều chỉnh những nội dung của hợp đồng sau khi khách hàng đàm phán với khách hàng;
Tư vấn phương hướng giải quyết đối với những điều khoản mà các bên không thoả thuận được, còn xung đột lợi ích;
Soạn thảo hợp đồng chính thức sau khi các bên chốt tất cả các điều khoản thỏa thuận.
Luật sư tư vấn quá trình đàm phán, giao kết và thực hiện hiện hợp đồng, cụ thể:
Tư vấn cho khách hàng các điều kiện ký kết, đàm phán hợp đồng xây dựng;
Tư vấn cho khách hàng các phương án đàm phán và giao kết hợp đồng;
Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;
Đại diện hoặc hỗ trợ khách hàng tham gia đàm phán hợp đồng.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình, cụ thể:
Tư vấn xác định các vấn đề mấu chót trong vụ tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
Hỗ trợ soạn thảo các văn bản trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp;
Tư vấn giải quyết tranh chấp linh hoạt bằng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải, tố tụng tại Toà án/Trung tâm trọng tài thương mại.
5. Văn phòng luật sư Phong & Partners chuyên tư vấn và soạn thảo hợp đồng xây dựng công trình.
Với kinh nghiệm sâu rộng và sự am hiểu pháp luật trong lĩnh vực tư vấn hợp đồng thi công xây dựng công trình, Văn phòng luật sư Phong & Partners cung cấp toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng công trình bao gồm việc soạn thảo, rà soát, đàm phán và tư vấn các vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, phạm vi cung cấp dịch vụ cụ thể như sau:
Tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Tư vấn cho khách hàng các điều kiện ký kết, đàm phán hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Theo dõi, giám sát, cố vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình (các hướng giải quyết có thể là thương lượng, thỏa thuận trên tinh thần hợp tác của các bên hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan tài phán cụ thể là Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền);
Ngoài ra, Phong & Partnershỗ trợ, đại diện khách hàng tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải với chủ đầu tư/nhà thầu; Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các giai đoạn tố tụng tại Tòa án, Trung tâm trọng tài.
Phong & Partners chuyên tư vấn và soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế được những rủi ro pháp lý không đáng có cho các bên, đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Nếu Quý khách hàng mong muốn tìm kiếm luật sư chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình uy tín, tận tâm tại Đà Nẵng, Phong & Partners sẵn sàng hỗ trợ và tự tin cung cấp cho khách hàng các dịch vụ pháp lý một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua thông tin sau:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà Thành Lợi, số 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Phong & Partners provides all legal services with the highest quality that is the result of professionalism, dedication and cohesion, effective support of the whole team for the highest benefit of clients.