1. Thu hồi đất là gì?
Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.
Theo đó, có thể hiểu thu hồi đất là hoạt động của Nhà nước thực thi quyền “định đoạt” đất đai để thu hồi quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước trao quyền sử dụng và khi người sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai thì cũng sẽ bị Nhà nước thu hồi theo quy định. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào Nhà nước cũng được thu hồi đất mà chỉ thu hồi để phục vụ cho những mục đích nhất định.
2. Giải toả, đền bù là gì?
Hiện nay, pháp luật đất đai và các quy định hiện hành không có định nghĩa trực tiếp thế nào là giải tỏa, đền bù mặc dù có sử dụng cụm từ này. Có thể nói, giải tỏa là một quá trình “làm sạch” mặt bằng thông qua việc thực hiện di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và một bộ phận dân cư trên một diện tích đất nhất định nhằm thực hiện quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng công trình mới. Bồi thường là khái niệm chỉ sự “bù đắp thiệt hại” cho hoạt động giải tỏa đất đai của Nhà nước cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
3. Các trường hợp Nhà nước được quyền thu hồi đất
Căn cứ theo Điều 16 Luật Đất đai 2013: “Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh là những trường hợp đất được Nhà nước thu hồi để phục vụ cho mục đích quốc phòng - an ninh, khi đất đó nằm trong các dự án phục vụ mục đích quốc phòng thì Nhà nước sẽ thu hồi, được quy định tại điều 61 Luật Đất đai 2013 gồm:
b. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Dự án đường vành đai phía Tây Đà Nẵng trên địa bàn huyện Hòa Vang
Là những trường hợp dùng đất để phát triển kinh tế - xã hội hoặc phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia được quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước có thể tiến hành thu hồi đất. Cụ thể:
c. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Căn cứ Khoản 11 Điều 3 và Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính nhằm lấy lại quyền sử dụng đất của các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Các trường hợp thu hồi đất khi vi phạm pháp luật đất đai bao gồm:
Lưu ý: Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
d. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Theo quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
4. Các trường hợp người dân/doanh nghiệp được quyền đàm phán về bồi thường
Khi thu hồi đất, một trong những điều người dân/doanh nghiệp luôn quan tâm đó là giá trị bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tế giá trị đền bù thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến sự bức xúc cho người dân/doanh nghiệp. Vậy, khi nào người dân/doanh nghiệp được đàm phán khi bồi thường?
Căn cứ Điều 72 Luật Đất đai 2013:
“1.Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh”
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 74 Luật Đất đai 2013:
“Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật”
Theo quy định trên, trong trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vón bằng quyền sử dụng đất đối với dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước khuyến khích việc các bên tự chủ động thỏa thuận với nhau về việc thu hồi đất trên, đồng nghĩa với việc Nhà nước cho phép các bên tự do thỏa thuận về mức giá bồi thường hợp lý, phù hợp với mong muốn của các bên.
Còn trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, pháp luật không cấm người dân hay doanh nghiệp thể hiện ý trong việc thỏa thuận về giá bồi thường với Nhà nước, để đảm bảo nguyên tắc “dân chủ, công bằng” trong quá trình bồi thường. Tuy nhiên, thông thường việc Nhà nước bồi thường sẽ nằm trong mức giá quy định hoặc thuộc chính sách tái định cư. Vậy nếu cảm thấy có sự không công bằng và không khách quan về mức giá bồi thường, người dân có thể thực hiện quyền “dân chủ” trong việc đàm phán với chủ thể đại diện cơ quan Nhà nước bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Do đó, người sử dụng đất cần tìm hiểu rõ rằng mình bị thu hồi đất trong trường hợp nào để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp khi nhận bồi thường và bố trí tái định cư.
5. Luật sư chuyên về giải toả, đền bù huyện Hoà Vang, Đà Nẵng
Hiện nay, với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các công trình xây dựng, những dự án phục vụ mục đích quốc gia, cộng đồng cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển trên, do đó vấn đề về giải tỏa, đền bù cũng trở nên sôi nổi ở Đà Nẵng nói chung và tại Huyện Hòa Vang nói riêng. Với những dự án đã, đang và sắp triển khai thì việc trang bị kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người dân/doanh nghiệp khi Nước thu hồi đất là điều cần thiết. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người dân/doanh nghiệp cần phải có kiến thức pháp luật hoặc phải có một “điểm tựa” vững vàng khi có những thắc mắc hay tranh chấp xảy ra. Luật sư chuyên về giải tỏa, đền bù Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng - Phong & Partners - tự hào là một “điểm tựa” cho khách hàng.
Với tôn chỉ hoạt động “Tôn công lý - Trọng thiện chí”, Phong & Partners luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý Luật sư chuyên về giải tỏa đền bù Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra