HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Posted 23:28 Date 14/09/2021
VŨ TUYÊN HOÀNG (Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp PTNT tỉnh Đắk Lắk) - Pháp luật hiện hành đang quy định căn cứ xác lập di sản thừa kế một cách rất hạn chế. Các Tòa án vẫn rất dè chừng và theo hướng xem các loại tài sản trên chỉ thờ cúng trong một đời hoặc là di sản dùng để chia thừa kế, làm cho ý nghĩa của một di sản dùng vào việc thờ cúng hầu như không còn được đảm bảo.

Di sản dùng vào việc thờ cúng (DSTC) là chế định lâu đời, được ghi nhận trong pháp luật dân sự từ thời kỳ phong kiến đến nay, thể hiện một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mặc dù việc hình thành loại tài sản này trên thực tế có thể xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau, tuy nhiên pháp luật dân sự hiện nay chỉ ghi nhận duy nhất trường hợp khi một người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

 

1. Quy định của pháp luật về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng

Theo Điều 645 BLDS năm 2015, căn cứ xác lập DSTC được ghi nhận trong trường hợp “người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”, đồng nghĩa với việc DSTC chỉ xuất hiện khi “người lập di chúc định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng” [1]. Về mặt tích cực, nếu pháp luật thời kì phong kiến xem việc thờ cúng tổ tiên là nghĩa vụ bắt buộc ngay cả khi không có chúc thư, thì hiện nay việc để lại DSTC đã là sự lựa chọn tùy nghi của mỗi cá nhân được thể hiện trong di chúc của mình, qua đó, ý chí của cá nhân, của chủ sở hữu tài sản đã được pháp luật tôn trọng, công nhận và bảo vệ.

Tuy nhiên, so với các bộ dân luật trước đây, căn cứ xác lập DSTC trong pháp luật hiện hành có phần hạn chế về cả số lượng và nội dung điều luật. Cụ thể trong cổ luật, ngoài việc được hình thành từ di chúc, DSTC còn được hình thành từ những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, DSTC được lập bởi người có tài sản ngoài di chúc. Theo đó, việc để lại DSTC này không nhất thiết phải được ghi nhận trong di chúc, mà có thể được thể hiện dưới hình thức khác [2].

Thứ hai, DSTC do đời trước để lại [3]. Đây là khối tài sản được dùng vào việc thờ cúng được truyền từ đời này sang đời khác trong phạm vi nội bộ dòng họ, được thể hiện thông qua cách thức xác định người quản lý ở những đời tiếp theo [4].

Thứ ba, di sản do những khác trong dòng họ xác lập thông qua việc đóng góp cho dòng họ hay làng xã (từ tài sản riêng hoặc toàn tài sản thừa kế được nhận) [5].

Ba trường hợp nêu trên chỉ được ghi nhận trong cổ luật, nhưng với tính thực tế của nó, đây vẫn là những trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến DSTC. Tuy nhiên cần khẳng định rằng: Pháp luật dân sự hiện hành mới chỉ quy định một căn cứ duy nhất để xác lập DSTC là xuất phát từ di chúc.

 

2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng

Trong mối quan hệ biện chứng, phong tục tập quán có vai trò là nguồn hỗ trợ, bổ sung những nội dung cho pháp luật. Ngược lại, pháp luật là sự phản ánh của phong tục tập quán đó thông qua những quy định của mình. Với sự ghi nhận về căn cứ xác lập DSTC trong cổ luật (gồm 4 căn cứ nêu tại mục 1), có thể xác định đây là những trường hợp thực tế đã tồn tại trong xã hội. Bằng việc không còn được ghi nhận, phải chăng pháp luật ngày nay đã ngầm nhận định những căn cứ xác lập DSTC trên đã không còn tồn tại trong xã hội hiện đại.

Qua nghiên cứu những tình huống thực tiễn được thể hiện trong các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, các trường hợp DSTC được xác lập ngoài di chúc không phải là trường hợp hiếm gặp, cụ thể:

2.1. Di sản dùng vào việc thờ cúng được xác lập bởi người có tài sản ngoài di chúc

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 1141/2015/DSPT ngày 14/9/2015 của TAND Tp Hồ Chí Minh, DSTC do người để lại di sản xác lập thông qua hình thức khác ngoài di chúc, mà cụ thể là hợp đồng tặng cho có điều kiện.

Với thực tiễn xét xử thể hiện trong bản án, quan điểm của Tòa án đang có sự không thống nhất về hướng xử lý đối với tài sản có yếu tố thờ cúng phát sinh ngoài di chúc, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất theo hướng chỉ công nhận các DSTC được xác lập thông qua di chúc, đồng nghĩa với các trường hợp giao tài sản khác dù làm phát sinh yếu tố thờ cúng nhưng cũng không được xem là DSTC để áp dụng các quy định đặc thù, mà chỉ là di sản thông thường và chia theo pháp luật. Xét dưới góc độ mục đích của giao dịch, quan điểm xét xử này dường chưa chưa xem xét một cách thỏa đáng mong muốn của người để lại DSTC, bởi việc bỏ qua mục đích của các bên trong giao dịch đã khiến ý chí để lại tài sản dùng để thờ cúng lúc này không còn nhiều giá trị.

Quan điểm thứ hai theo hướng coi đây di sản dùng để thờ cúng nhưng dưới góc độ là đối tượng của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Hướng xử lý này đáp ứng được phần nào nguyện vọng của người để lại DSTC, phù hợp với pháp luật hiện nay, nhưng vẫn chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề. Ví dụ: Việc xác lập quyền sở hữu thông qua hợp đồng tặng cho có điều kiện làm mục đích thờ cúng của người để lại DSTC bị sai lệch; hay chủ thể có quyền khởi kiện để đòi lại tài sản là ai khi mà bên tặng cho đã chết và đây không phải quyền yêu cầu thuộc di sản thừa kế; cơ sở nào để thay thế bên được tặng cho nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thờ cúng, khi mà việc quản lý này dựa trên hợp đồng chứ không phải quy định trong phần DSTC...

2.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng do dòng họ để lại

Theo Quyết định giám đốc thẩm số 334/2013/DS-GĐT ngày 19/8/2013 của Tòa dân sự TANDTC, DSTC trong tình huống này có nguồn gốc từ dòng họ để lại. Và tương tự như hướng giải quyết trong tình huống trên, Tòa án vẫn coi đây là di sản thừa kế của người quản lý di sản để chia thừa kế mặc dù mới ở đời người quản lý thứ hai, do pháp luật hiện nay chưa ghi nhận căn cứ xác lập này.

Hướng xử lý này rõ ràng đã không bảo đảm được mục đích của DSTC. Khi mà việc để lại DSTC của dòng họ không có nhiều ý nghĩa, gần như chỉ mang tính hình thức khi mà chỉ sau hai đời, di sản đã thuộc về người quản lý di sản và được chia thừa kế. Một phong tục truyền thống dân tộc dường như không được xem trọng, và phải chăng, việc để lại DSTC có nguồn gốc từ gia tộc, dòng họ lại không được tôn trọng bằng ý chí của người để lại DSTC theo di chúc.

2.3. Di sản dùng vào việc thờ cúng do những khác xác lập

Theo tình huống thực tiễn được thể hiện trong Quyết định giám đốc thẩm số 07/2011/DSGĐT_HĐTP ngày 21/3/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, DSTC được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của những người thừa kế. Về hướng xét xử, quan điểm của Tòa án các cấp vẫn chưa có sự thống nhất, khi một bên không công nhận thỏa thuận trên và coi đây là di sản thừa kế để chia, trong khi quan điểm còn lại cho rằng đây là hợp đồng giữa những người thừa kế.

Tuy nhiên, dù là hướng xử lý thế nào thì sự thỏa thuận của các bên lúc cũng không mang quá nhiều ý nghĩa cũng như “sức nặng”, bởi khi có tranh chấp, các Tòa án vẫn xem đây là khối di sản thừa kế hoặc tài sản chung để chia, đồng nghĩa với việc bất kì người thừa kế nào cũng có thể yêu cầu chia DSTC khi nào họ muốn. Hướng xử lí này dường như đi ngược lại đặc điểm của việc thờ cúng là tính lâu dài, ổn định và truyền lại qua các thế hệ.

Tóm lại, với những thực tiễn xét xử trong ba vụ án điển hình nêu trên, pháp luật hiện hành đang quy định căn cứ xác lập DSTC một cách rất hạn chế. Mặc dù đã vận dụng linh hoạt quy định của pháp luật hiện hành, nhưng các Tòa án vẫn rất dè chừng và theo hướng xem các loại tài sản trên chỉ thờ cúng trong một đời hoặc là di sản dùng để chia thừa kế, làm cho ý nghĩa của một di sản dùng vào việc thờ cúng hầu như không còn được đảm bảo và mang đúng bản chất của nó khi không đảm bảo việc “lưu giữ mãi mãi, truyền từ đời này qua đời khác” [6].

 

3. Hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng

Qua các nghiên cứu các bản án, quyết định có hiệu lực nêu trên, có thể khẳng định rằng “di sản dùng vào việc thờ cúng một người, hay các thành viên đã chết của gia đình, dòng họ được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau, nhưng pháp luật quy định căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng do một người để lại theo di chúc” [7]. Vậy câu hỏi đặt ra là: Cơ chế quản lý và điều chỉnh nào sẽ được áp dụng đối với những tài sản mặc dù được dùng để thờ cúng nhưng lại không có nguồn gốc xác lập từ di chúc.

Về mặt thực tiễn, giải pháp được các Tòa án đưa ra khá an toàn, khi theo hướng không xem đây là DSTC và bỏ qua yếu tố này để xác định đây là di sản thừa kế để phân chia theo pháp luật. Tuy nhiên, với những hệ quả phát sinh như đã trình bày, cách giải quyết này không hẳn là giải pháp, mà chỉ là việc áp dụng theo đúng nội dung pháp luật dân sự ghi nhận. Và như vậy, ý nghĩa của việc để lại DSTC người có tài sản là hoàn không có giá trị, không bảo vệ được quyền lợi của người có tài sản cũng như phong tục truyền thống của dân tộc.

Với việc tiếp thu có chọn lọc những quy định trong cổ luật, cùng với thực tiễn xét xử thông qua các bản án có hiệu lực đã trình bày ở trên, tác giả cho rằng: Để hoàn thiện quy định của pháp luật, cần dành riêng một điều luật bên cạnh Điều 645 BLDS 2105 hiện nay để ghi nhận các căn cứ xác lập DSTC trong thực tiễn bao gồm trường hợp từ người để lại di sản xác lập qua di chúc hay giao dịch dân sự khác, từ dòng họ truyền lại hay từ những người khác xác lập. Để trên cơ sở đó, khi xuất hiện DSTC, Tòa án và đương sự có cơ chế thuận lợi để áp dụng các quy định đặc thù của pháp luật liên quan đến DSTC. Cụ thể, cần bổ sung “Điều 645a. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng” với nội dung như sau:

 “Điều 645a. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng.

Di sản dùng vào việc thờ cúng được xác lập theo một trong những căn cứ sau đây:

1. Người để lại di sản xác lập.

2. Dòng họ truyền lại.

3. Có thỏa thuận đóng góp từ di sản hoặc tài sản riêng.”

 

Theo Tạp chí Toà án.

-----------------------------------------

[1] Phùng Trung Tập (2013), Từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 9), tr.33.

[2] Ví dụ quy định tại Điều 395 Bộ dân luật Bắc kỳ: “Phàm lấy một phần gia tài để lập ra hương hỏa, thì tất phải có giấy má hoặc làm thành chứng thư trước nô-te, hoặc làm thành chứng thư có hay là không có chức dịch thị thực. Sự lập hương hỏa ấy hoặc làm ngay vào chúc thư, hoặc biên vào giấy chia gia tài, hoặc lập thành chứng thư riêng cũng được”.

[3] Pháp luật xưa thường gọi là “hương hỏa tổ truyền”.

[4] Ví dụ quy định tại Điều 398 Quốc triều Hình luật: “Tằng tổ sinh được hai con trai, ruộng đất hương hỏa giao cho người con trưởng coi giữ, người con trưởng lại giao cho cháu trai trưởng coi giữ. Sau người cháu trưởng sinh toàn con gái, mà người con thứ của tằng tổ lại có con trai cháu trai, thì phần hương hỏa phải giao về cho con trai cháu trai người con thứ coi giữ để làm rõ cái nghĩa tôn kính tổ tiên”.

[5] Ví dụ như quy định về hậu điền và kỵ điền từ Điều 437 đến Điều 448 Bộ dân luật Bắc kỳ.

[6] Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2013), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, NXB. Tư pháp, Hà Nội, tr.196.

[7] Phùng Trung Tập (2013), Từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 9), tr.33.

 

===================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425

          CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624

          CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099

          CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269

Tel: 0236.3822678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com/

Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:            Phong & Partners lawyers have experiences in providing legal services, legal training, and collaborating with:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
Defarm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
Thủy sản BTN
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 THÉP DANA-UC
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
 Thép Dana Ý
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
Defarm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
Thủy sản BTN
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 THÉP DANA-UC
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
 Thép Dana Ý
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
Defarm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
Thủy sản BTN
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 THÉP DANA-UC
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
 Thép Dana Ý
Makitech
Logo
Phong & Partners provides all legal services with the highest quality that is the result of professionalism, dedication and cohesion, effective support of the whole team for the highest benefit of clients.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

+84 236.3822678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/