EVFTA ( EU – Vietnam Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu) được ký kết là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam; mở ra cho Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cơ hội đa dạng hoá về thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Với lợi thế dồi dào về nguồn lao động, nguyên vật liệu sản xuất, Việt Nam có khả năng để trở thành trung tâm sản xuất của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không phải đương nhiên được hưởng những lợi ích này mà đi cùng với nó là rất nhiều vấn đề doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải giải quyết.
Lấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm ví dụ. EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, nghĩa là đến nay đã hơn 03 tháng, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa được hưởng được bất cứ lợi ích nào từ EVFTA. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, Phong & Partners có những quan điểm liên quan đến vấn đề này như sau.
- Thứ nhất, lợi ích mà EVFTA mang lại cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không phải là đương nhiên. Khi EVFTA được ký kết, dệt may Việt Nam được dự đoán là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Thế nhưng, hiện tại điều đó chưa xảy ra. Bởi vì, hiện nay thuế mà ngành dệt may Việt Nam phải chịu khi xuất khẩu vào thị trường EU là MFN (Most Favoured Nation: Tối huệ quốc) với mức thuế là 12%, cao hơn 2,4% so với mức thuế GSP (Generalized System of Preferences: Ưu đãi phổ cập – Ưu đãi dành cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển, không trên nguyên tắc có đi có lại và không phân biệt đối xử) mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang được hưởng. Trong khi đó, MFN cần có lộ trình giảm thuế và lộ trình này kéo dài từ 5 – 7 năm. Như vậy, hiện tại tuy AVFTA đã có hiệu lực nhưng doanh nghiệp dệt may Việt Nam không đương nhiên được hưởng lợi từ AVFTA.
- Thứ hai, để nhận được những lợi ích từ EVFTA, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải thoả mãn một số yêu cầu. Hiện tại, với phương thức áp thuế như vậy, doanh nghiệp dệt may Việt Nam dù đã tới lui cân nhắc nhưng vẫn phải đưa ra quyết định nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Vì so với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc thì giá thành phẩm sẽ thấp hơn từ 10 đến 40% so với giá thành phẩm được sản xuất từ vải trong nước. Cộng với việc AVFTA có những quy tắc, yêu cầu về xuất xứ từ vải trở đi và chính sách về thuế như hiện tại thì việc doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp tục với phương thức xuất khẩu như trước đây sẽ có lợi hơn. Vậy nên, để thực sự được nhận những lợi ích từ AVFTA, trong thời gian tới, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần giải được bài toán liên quan đến khả năng cung ứng vải nội địa.
Từ ví dụ về vấn đề mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp phải cho thấy, AVFTA sẽ mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, những lợi ích này, doanh nghiệp không đương nhiên được hưởng ngay lập tức mà cần phải thoả mãn những yêu cầu mà AVFTA đã đưa ra. Những yêu cầu này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam càng sớm đáp ứng thì càng sớm nhận được tối đa lợi ích do EVFTA mang lại.
=====================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ NGÔ HOÀI PHONG
PHONG & PARTNERS LAW FIRM
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3822678 – 0905102425
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com/