Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2022, “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”.
Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”.
Như vậy, RO được phép tham gia vào các hoạt động sau:
Văn phòng đại diện phụ thuộc vào công ty mẹ và không được tự tạo lợi nhuận hoặc ký kết hợp đồng trực tiếp. Họ cũng không được phép xuất hóa đơn.
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:
Hiện nay, Việt Nam đã cam kết mở cửa hoàn toàn cho thương nhân nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trong cả Cam kết WTO, TPP và EVFTA. Các thương nhân nước ngoài lưu ý, pháp luật Việt Nam cho phép văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài luân chuyển các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia từ nơi khác sang Việt Nam, làm việc trong văn phòng đại diện mà họ đã thành lập tại Việt Nam. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia này phải đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển mộ 01 năm trước khi sang Việt Nam. Thời gian lưu trú của những đối tượng này tại Việt Nam là 03 năm và có thể được gia hạn. Yêu cầu “ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia phải là công dân Việt Nam” được đưa ra để khuyến khích nước ngoài chuyển giao công nghệ quản lý cho người Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, mỗi hiện diện thương mại của nước ngoài đều được quyền có tối thiểu là 3 nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia không phải là người Việt Nam.
Đối với các tài liệu từ 2 đến 5 phải dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại mục 2 phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép (Sở Công Thương hoặc ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao) nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn thêm 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn. Trường hợp Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn, vui lòng liên hệ với Phong & Partners để được tư vấn.
__________________________
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com