1. Người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Theo Khoản 3 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020; theo Điều 38 đến Điều 51 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi năm 2020), có nhiều cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như: chủ tịch UBND các cấp, trưởng công an xã, trưởng đồn công an, trưởng công an huyện …
2. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
a. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 12 (sửa đổi năm 2020) thì thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc được chuyển hồ sơ đến người khác có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ; có một số trường hợp phải xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, tùy vào vụ việc mà thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện được kéo dài tối đa không quá 01 tháng hoặc không quá 02 tháng kể từ ngày tạm giữ.
b. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 12 (sửa đổi năm 2020), khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng, tang vật, phương tiện được xử lý như hai trường hợp dưới đây.
b.1. Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện: người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b.2. Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện: người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định tại “mục b” vừa nêu, các tang vật, phương tiện bị tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận đúng thời hạn theo quy định thì tài sản đó không còn là của họ; tài sản trên sẽ bị tịch thu theo quy định pháp luật.
3. Quy định pháp luật về trách nhiệm đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị hư hỏng, mất cắp, đánh tráo, thay thế.
a. Trường hợp cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm:
b. Trường hợp cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu tội phạm:
Khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi năm 2020) quy định:
“Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Khoản 2, Điều 9, Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định:
“Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Theo những căn cứ trên, trường hợp không xuất hiện yếu tố hình sự thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
4. Kết luận
Như vậy, trường hợp các phương tiện bị cháy, hư hỏng trong vụ cháy trên nói riêng và các trường hợp tương tự khác nói chung thì chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện bị tạm giữ có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật nếu tang vật, phương tiện không bị tịch thu theo quy định của pháp luật được nêu tại Mục 2 của bài viết này.
Sau khi cơ quan điều tra ra kết luận về vụ việc thì người chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện bị tạm giữ có thể dựa vào đó để yêu cầu đúng chủ thể bồi thường thiệt hại.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng – 0905.102.425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng – 0905.205.624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng – 0901.955.099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng – 0905.579.269
Tel: 0236.3822.678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: htpps://phong-partners.com