1. Di chúc
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Theo đó, di chúc phải là sự thể hiện ý chí của chính người để lại tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ sau khi họ chết. Vì vậy, điều kiện đầu tiên để Di chúc hợp pháp là Di chúc phải do chính người để lại tài sản lập.
2. Điều kiện về chủ thể lập di chúc
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt chủ thể lập di chúc phải đáp ứng các điều kiện như sau:
3. Điều kiện về hình thức, nội dung
Di chúc có thể được thể hiện bằng lời nói (di chúc miệng) hoặc thể hiện bằng văn bản. Điều kiện để di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 và chương XXII BLDS như sau.
a) Đối với di chúc miệng
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
b) Đối với di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm 4 loại theo Điều 628 BLDS như sau:
Đối với di chúc không có người làm chứng, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc;
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu. Việc công chứng, chứng thực không bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản nhưng việc công chứng, chứng thực di chúc sẽ đảm bảo cao hơn. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về nội dung và hình thức.
Nội dung của di chúc không được trái hoặc vi phạm các hành vi cấm của xã hội cũng như không được vi phạm đạo đức xã hội và có đầy đủ các nội dung sau:
Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com