1. Thế nào là "tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán" quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản thì "Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán."
Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.
- Khoản nợ đến hạn thanh toán.
Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Theo đó, “mất khả năng thanh toán” không có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để trả nợ; mặc dù doanh nghiệp, hợp tác xã còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp, hợp tác xã "mất khả năng thanh toán".
Cần lưu ý: Pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà chỉ cần có đủ các điều kiện nêu trên.
2. Theo quy định tại Điều 38 Luật Phá sản thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp tạm ứng chi phí phá sản. Căn cứ để Tòa án tính tạm ứng chi phí phá sản như thế nào?
"Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” (khoản 14 Điều 4 Luật Phá sản).
"... Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản..." (khoản 1 Điều 38 Luật Phá sản).
Như vậy, tùy từng vụ việc phá sản, Tòa án căn cứ mức thu lệ phí của Báo địa phương, thực tế tại địa phương về hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và trên cơ sở quy định tại Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16-02-2015 của Chính phủ về chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để quyết định số tiền tạm ứng chi phí phá sản, trong đó có khoản tiền tạm ứng ban đầu cho Quản tài viên.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Phá sản thì Tòa án quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Phá sản.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật Phá sản, trường hợp Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản.
Việc quyết định mở thủ tục phá sản bị Tòa án cấp trên hủy đồng nghĩa với việc Tòa án đã quyết định không mở thủ tục phá sản. Do đó, trong trường hợp này người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp họ vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Phá sản.
Khi Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản ra quyết định hủy quyết định mở thủ tục phá sản thì phải xem xét, giải quyết luôn việc quyết định hoàn trả tiền tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Khoản 8 Điều 18 Luật Phá sản quy định quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản như sau: "Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình". Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc chủ nợ, con nợ có đề nghị Tòa án để luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì Tòa án phải làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản chỉ phải nộp:
“Kèm theo đơn phải có chứng cứ chứng minh khoản nợ đến hạn” đối với chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (khoản 2 Điều 26 Luật Phá sản).
“Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn” đối với người lao động, đại diện công đoàn (khoản 2 Điều 27 Luật Phá sản).
Do vậy, họ không bắt buộc phải gửi kèm Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Khoản 2 Điều 16 Luật Phá sản quy định: Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 65 Luật Phá sản quy định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ chỉ định một người làm đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà người đại diện theo pháp luật vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã đó hoặc chỉ định một người làm đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Luật Phá sản chỉ quy định Thẩm phán có quyền chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà không giới hạn phạm vi hoạt động của hai chủ thể này. Do đó, Thẩm phán có quyền chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ở địa phương khác.
Khoản 1 Điều 3 Luật Phá sản quy định Luật Phá sản được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 207 Luật Doanh nghiệp quy định việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Tòa án áp dụng quy định của Luật Phá sản để xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Phá sản quy định: "b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật."
Như vậy, khi tuyên bố giao dịch vô hiệu Tòa án phải giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật, cụ thể Tòa án giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015.
10. Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Phá sản thì Hội nghị chủ nợ được tổ chức hợp lệ với số chủ nợ tham gia đại diện cho 51% tổng số nợ không có bảo đảm và 100% chủ nợ có mặt thống nhất tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Vậy Hội nghị chủ nợ có thông qua được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản không?
Khoản 2 Điều 81 Luật Phá sản quy định: "Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành". Vậy trường hợp này, Hội nghị chủ nợ được tổ chức hợp lệ thành công nhưng không thông qua được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ và thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Phá sản thì Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định Điều 106 Luật Phá sản.
Việc doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh tốt, có lợi nhuận không có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã đó không mất khả năng thanh toán vì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, mặc dù doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng có khoản nợ đến hạn trong thời gian 03 tháng mà không trả nợ (mất khả năng thanh toán) thì Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 42 Luật Phá sản.
12. Chi phí phá sản có cần thiết phải nêu trong Quyết định tuyên bố phá sản không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54, điểm h khoản 1 Điều 108 Luật Phá sản thì chi phí phá sản phải được nêu trong phần phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản của Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, Thẩm phán không phải nêu cụ thể số tiền chi phí phá sản. Bởi lẽ, chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì cơ quan thi hành án tiến hành việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Ở giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục phát sinh chi phí phá sản. Do đó, Tòa án không thể xác định được chính xác số tiền chi phí phá sản ở thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo quy định tại Điều 115 Luật Phá sản thì trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà phát sinh tranh chấp thì người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người tham gia thủ tục phá sản, Tòa án đã giải quyết vụ việc phá sản phải ra văn bản trả lời không chấp nhận đề nghị của người tham gia thủ tục phá sản hoặc chuyển đơn đến người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đồng ý với văn bản trả lời không chấp nhận đề nghị thì người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Tòa án không phải thụ lý thành một vụ án khác.
Nguồn: