Hiện nay, EU đang là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê cho biết thì hằng năm, thị trường này nhập khẩu 9,3 triệu tấn, với kim ngạch khoảng 50 tỷ EUR các sản phẩm từ thuỷ sản. EU cũng đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Đến thời điểm hiện tại thì tỉ lệ xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này chiếm 15% so với cả nước. Như vậy, với những lợi thế vốn có của Việt Nam, cộng với việc EVFTA đã có hiệu lực thì có khả năng trong thời gian tới, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU sẽ càng tăng cao. Cụ thể, EVFTA tác động như thế nào đến sự phát triển của các doanh nhiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ?
Những lợi thế EVFTA mang lại cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Lợi thế đầu tiên phải kể đến là ưu đãi về thuế. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực thì một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã có mức thuế về 0%, trong đó phải kể đến là mặt hàng tôm sú. Một số mặt hàng khác sẽ giảm về 0% theo lộ trình 3, 5 hoặc 7 năm. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam so với các đối thủ khác đến từ các quốc gia không ký FTA với EU như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Ecuador. Với những ưu đãi về thuế khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này, vị trí của Việt Nam trong tương lai được dự đoán có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
Lợi thế thứ hai đến từ việc EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Cùng với những ưu đãi về thuế khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, tạo đà cho việc chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ thuỷ sản khác trên toàn thế giới trong tương lai sắp tới.
Những yêu cầu EVFTA đặt ra cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bên cạnh những lợi ích khách quan mà EVFTA mang lại cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thì bản thân Việt Nam cũng có sẵn những lợi thế để chuẩn bị cho sự vươn mình trở thành những Người khổng lồ trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, những lợi thế vốn có như nhân công rẻ và dồi dào, tài nguyên đa dạng và phong phú thì về lâu về dài lại không bền. Vì vậy, để chuẩn bị cho cuộc chuyển mình, sẵn sàng vươn ra biển lớn thì doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau.
Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hoá quy trình bán hàng, tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới.