1. Quy định của pháp luật về người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài". Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, kiều bào bao gồm hai nhóm:
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền mua nhà đất tại Việt Nam không?
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai, người sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Luật Nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng được sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các đối tượng khác theo pháp luật về nhà ở.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán.
3. Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất ở tại Việt Nam
Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần phải có giấy tờ sau:
4. Thủ tục người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất ở tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết
Bước 2: Xác định loại nhà được quyền sở hữu
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở thương mại, nhà ở riêng lẻ, nhà phố và được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Kiểm tra giấy tờ pháp lý của nhà đất
Bước 4: Ký hợp đồng đặt cọc (nếu có).
Bước 5: Ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tại văn phòng công chứng.
Bước 6: Nộp hồ sơ sang tên và nộp các loại thuế, lệ phí.
Trên đây là những tư vấn của chúng tối về trình tự, thủ tục người việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất tại việt nam. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com