Văn bản pháp luật

11 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC MỚI NHẤT CỦA VKSNDTC VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Ngày hiệu lực: 15/02/2023

Loại tệp: .pdf

Kích cỡ: 511 KB

Tải về:

Lượt xem: 548

Thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 9) nhận được nhiều ý kiến, câu hỏi của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp dưới nêu những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Vụ 9 đã tổng hợp, lựa chọn các vấn đề mới, quan trọng, nhiều Viện kiểm sát gặp phải và phối hợp với Vụ 14 VKSND tối cao trả lời như sau:

 

Câu 1. Về kiểm sát quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án:

- Tòa án không gửi thông báo thụ lý vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án cho Viện kiểm sát mà chỉ gửi Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật sổ kiểm sát, thống kê, báo cáo số liệu.

 

- Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án không có trong hệ thống biểu mẫu về giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính nên Viện kiểm sát không có căn cứ để kiểm sát về hình thức quyết định.

 

Trả lời:

 

Từ ngày 01/01/2021, Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án (Luật HGĐT) có hiệu lực thi hành, Viện kiểm sát phải kiểm sát quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án với các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định trong Luật HGĐT như sau: Viện kiểm sát được nhận Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành, đối thoại thành (khoản 4 Điều 32); có quyền kiến nghị xem xét lại Quyết định công nhận kết quả hoà giải thành, đối thoại thành nếu có căn cứ xác định nội dung thoả thuận có vi phạm (các khoản 1 và 3 Điều 36, Điều 37); có quyền rút kiến nghị (Điều 38); được nhận quyết định của Toà án về việc giải quyết đề nghị, kiến nghị (Điều 38).

Theo Điều 2 Thông tư số 03/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Toà án và chỉ định Hoà giải viên thì không có thủ tục thụ lý vụ việc được hòa giải, đối thoại tại Toà án mà chỉ có việc Toà án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo khoản 1 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO Số: 443 /VKSTC-V9 V/v Giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ KSVGQ các VVDS, HN và GĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 20232 sự năm 2015 (BLTTDS), khoản 1 Điều 121 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Luật TTHC) trước khi thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hoà giải, đối thoại và lựa chọn Hoà giải viên.

 

Ngày 31/12/2021, Toà án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 235/TANDTC-PC xác định một số biểu mẫu về quyết định công nhận, không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án, gồm 06 mẫu quyết định sau: (1) Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; (2) Quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; (3) Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải tại Tòa án; (4) Quyết định không công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải tại Tòa án; (5) Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án; (6) Quyết định không công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án. Cả 06 quyết định trên đều được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

 

Hiện nay, VKSND tối cao chưa quy định chỉ tiêu công tác về kiểm sát quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án nhưng Viện kiểm sát phải kiểm sát đầy đủ các quyết định nêu trên. Nội dung kiểm sát gồm: (1) Kiểm sát về thời hạn Tòa án gửi quyết định cho Viện kiểm sát theo khoản 4 Điều 32 Luật HGĐT (trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định); (2) Kiểm sát hình thức của Quyết định theo mẫu được ban hành tại Công văn số 235/TANDTC-PC nêu trên; (3) Kiểm sát vụ việc đã hòa giải, đối thoại có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật HGĐT (quy định tại khoản 2 Điều 1) không; (4) Kiểm sát điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo Điều 33 Luật HGĐT; (5) Thực hiện quyền kiến nghị khi phát hiện vi phạm theo các điều 36, 37 và 38 Luật HGĐT.

Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với 03 loại quyết định: Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải tại Tòa án, Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án. Các loại quyết định này không được kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS, Luật TTHC. Các quyết định không công nhận không bị kiến nghị vì vụ việc sẽ được Tòa án thụ lý và Viện kiểm sát sẽ tiếp tục kiểm sát việc giải quyết vụ, việc theo quy định của BLTTDS, Luật TTHC. Viện kiểm sát cần chủ động lập sổ sách theo dõi, bảo đảm nắm được tình hình các vụ việc được hoà giải, đối thoại tại Toà án và kết quả kiểm sát. Hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành được lập theo Điều 6 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (được ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ngày 05/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao).

 

Câu 2. Về án phí, nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự

 

1. Về án phí trong vụ án dân sự

 

Trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất”, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 30m2 đất do bị đơn lấn chiếm của nguyên đơn. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã tiến hành định giá tài sản theo yêu cầu của nguyên đơn.

 

Viện kiểm sát cho rằng: vụ án này Tòa án không cần thiết phải định giá tài sản vì đương sự chỉ tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không liên quan đến giá trị đất nên chỉ tính án phí dân sự không có giá ngạch theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án (Nghị quyết số 326/2016). Tuy nhiên, Toà án lại căn cứ vào việc Tòa án có tiến hành định giá tài sản nên được coi là "Tòa án phải xác định giá trị tài sản" theo điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 để buộc đương sự chịu án phí có giá ngạch. Vậy quan điểm nào là đúng?

 

Trả lời:

Khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 quy định đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

 

“a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;

 

b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng”.

 

Đối với vụ án trên, Tòa án đã tiến hành định giá tài sản theo yêu cầu của nguyên đơn, thì đương sự đã phải chịu chi phí định giá theo quy định của pháp luật. Khoản chi phí này không liên quan đến án phí.

 

Trong giải quyết vụ án, việc Tòa án tiến hành định giá tài sản không phải là căn cứ để xác định đương sự phải chịu án phí có giá ngạch hay không có giá ngạch. Trong vụ án trên, nếu Tòa án phải sử dụng kết quả định giá để xác định quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng. Nếu Tòa án chỉ xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai, không phải sử dụng kết quả định giá để xác định nghĩa vụ hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất hay hoàn trả giá trị tài sản trên đất thì đương sự chỉ chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.

 

Nếu cho rằng Tòa án có tiến hành định giá tài sản tức là "Tòa án phải xác định giá trị tài sản" theo điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 để4 buộc đương sự chịu án phí có giá ngạch là không đúng vì trong mọi tranh chấp liên quan đến tài sản, Tòa án phải xác định giá trị tài sản từ trước khi thụ lý vụ án để làm cơ sở tính mức tạm ứng án phí.

 

2. Về nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm

 

Vợ chồng ông A và bà B là nguyên đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Tòa án cấp sơ thẩm thông báo ông A và bà B nộp tạm ứng án phí sơ thẩm là 300.000 đồng. Bản án sơ thẩm xử bác đơn khởi kiện của ông A và bà B, buộc ông A và bà B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng. Sau khi xét xử sơ thẩm, cả ông A và bà B cùng kháng cáo về một nội dung, Tòa án yêu cầu ông A và bà B mỗi người phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm 300.000 đồng. Bản án phúc thẩm quyết định bác đơn kháng cáo của ông A và bà B, xác định ông A và bà B mỗi người phải chịu án phí phúc thẩm là 300.000 đồng. Tòa án xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của ông A và bà B như trên có đúng không?

 

Trả lời:

 

Khoản 1 Điều 148 BLTTDS và khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016 quy định “Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,…”. Pháp luật không có quy định việc tính án phí phúc thẩm trong trường hợp có nhiều người kháng cáo về cùng một nội dung. Theo quy định trên thì nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được tính riêng cho từng người kháng cáo, không phân biệt họ kháng cáo cùng nội dung hay khác nội dung. Do đó, Tòa án xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí phúc thẩm và nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của từng người như trường hợp nêu trên là đúng.

 

3. Về tính chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

 

Trong vụ án "Tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất", nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bị đơn trả lại 85m2 đất. Tòa án tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ và tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn trả lại diện tích 45m2, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với diện tích 40m2 do phần diện tích đất này nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của bị đơn. Toà án căn cứ khoản 1 Điều 157 BLTTDS "Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận", buộc bị đơn phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và đo đạc bằng máy là 7.000.000 đồng.

 

Hiện có 02 quan điểm đối với vấn đề này:

 

Quan điểm thứ nhất: Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được Toà án chấp nhận (dù có một phần yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận nhưng vẫn cùng trong một yêu cầu về tranh chấp quyền sử dụng đất và cùng một dạng quan hệ pháp luật tranh chấp) nên bị đơn phải chịu toàn bộ chi phí thẩm định, đo đạc.

 

Quan điểm thứ hai: Nguyên đơn phải chịu một phần chi phí thẩm định, đo đạc đối với phần yêu cầu không được Toà án chấp nhận.

 

Quan điểm nào là đúng?

 

Trả lời:

 

Khoản 1 Điều 157 BLTTDS quy định “Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận”. Hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể trường hợp Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ của đương sự được xác định như thế nào. VKSND tối cao ghi nhận để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn.

 

Tuy nhiên, tham khảo quy định về nghĩa vụ chịu chi phí giám định theo Khoản 1 Điều 161 BLTTDS thì: “Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần, thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần, thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ”.

 

Đồng thời, tham khảo quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm tại các khoản 1 và 4 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016 thì “1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận...”; “4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận”.

 

Từ đó có thể rút ra nguyên tắc xác định trách nhiệm chịu án phí, chi phí tố tụng của các đương sự trong vụ án mà yêu cầu của họ chỉ được chấp nhận một phần. Đối với trường hợp cụ thể được hỏi nêu trên, nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ đối với diện tích 40m2 đất không được chấp nhận (47% x 7.000.000 đồng), bị đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ đối với diện tích 45m2 đất nguyên đơn được chấp nhận (53% x 7.000.000 đồng).

 

Câu 3. Về việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

 

1. Diện tích đất tranh chấp chưa được cấp GCNQSDĐ, được quy hoạch xây dựng công trình công cộng, có quyết định ghi rõ giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý trong thời gian chờ thực hiện dự án. Tuy nhiên, có người dân sống trên đất thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sau đó tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng. Khi Tòa án giải quyết vụ án đã không đưa Ủy ban nhân dân có thẩm quyền vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quá trình giải quyết các đương sự thỏa thuận với nhau và6 Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, theo đó, quyết định giao diện tích đất tranh chấp cho đương sự quản lý, sử dụng và sau khi Quyết định này có hiệu lực pháp luật, đương sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Vậy việc Tòa án không đưa Ủy ban nhân dân có thẩm quyền vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có vi phạm thủ tục tố tụng hay không?

 

Trả lời

 

Các bên thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa được cấp GCNQSDĐ, đất thuộc quy hoạch công trình công cộng và đang được giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý trong thời gian chờ thực hiện dự án là vi phạm điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. Tòa án không đưa Ủy ban nhân dân xã được giao quản lý đất vào tham gia tố tụng trong trường hợp này là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.

 

2. Bà C khởi kiện yêu cầu bà A chia tài sản chung là quyền sử dụng đất. Bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đều tuyên bác yêu cầu của bà C. Sau khi có bản án phúc thẩm, bà A đã chuyển nhượng toàn bộ thửa đất tranh chấp cho ông N, ông N đã được cấp GCNQSDĐ và đã thế chấp thửa đất để vay tiền tại Ngân hàng. Bà C có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm và được kháng nghị. Quyết định giám đốc thẩm đã tuyên hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại.

 

Khi xét xử sơ thẩm lại, bà C vẫn yêu cầu được chia tài sản là quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà A với ông N, hủy GCNQSDĐ của ông N. GCNQSDĐ của ông N vẫn đang được thế chấp tại Ngân hàng nhưng Tòa án không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng. Sau đó, tại phiên tòa thì bà C xác định bà chỉ yêu cầu chia giá trị quyền sử dụng đất. Vậy việc Tòa án không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng có phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không?

 

Trả lời

 

Khi thụ lý vụ án để xét xử sơ thẩm lại, Tòa án không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, tại phiên tòa thì bà C xác định bà chỉ yêu cầu chia giá trị quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu yêu cầu của bà C được Tòa án chấp nhận thì sẽ chỉ làm phát sinh nghĩa vụ của bà A phải trả một khoản tiền cho bà C tương đương giá trị quyền sử dụng đất thuộc phần của bà C, không ảnh hưởng đến hoặc làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ông N và Ngân hàng. Do đó, việc đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng là không cần thiết nữa nên không xác định là Tòa án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

 

3. Anh C có nguyện vọng đi du học tự túc tại Hàn Quốc nên đã ký Hợp đồng tư vấn du học với Công ty A. Theo đó, Công ty A đã tiến hành các thủ tục để anh C dự tuyển vào chương trình du học tự túc và nhập học tại Trường Đại học D ở Hàn Quốc.

 

Để bảo đảm cho việc thực hiện các nội dung trên, giữa Công ty A với anh C và ông B (bố anh C) đã ký thỏa thuận cam kết bảo lãnh nếu anh C bỏ học không có lý do trong thời hạn 05 ngày liên tục theo thông báo của Nhà trường thì ông B cam kết bồi thường cho Công ty số tiền 200.000.000 đồng.

 

Sau đó, Công ty A nhận được thông báo của Trường Đại học D về việc anh C vắng học hơn 01 năm. Công ty A khởi kiện yêu cầu ông B phải bồi thường cho Công ty số tiền 200.000.000 đồng.

 

Khi giải quyết vụ án, Tòa án có phải đưa Trường Đại học D vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không?

 

Trả lời

 

Theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ, tức là kết quả giải quyết vụ án sẽ khiến họ được hưởng quyền lợi hoặc phải thực hiện nghĩa vụ với người khác hoặc có sự thay đổi về quyền lợi, nghĩa vụ mà họ đã có từ trước. Thông tin về vụ án nêu trên không cho thấy việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của ông B với công ty A có tác động gì đến quyền lợi, nghĩa vụ của Trường Đại học D nên không cần thiết phải đưa Trường Đại học D vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

 

Câu 4. Về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện

 

Ngày 01/01/2017, ông A vay của Ngân hàng 01 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 12%/năm, ngày hết hạn hợp đồng là ngày 01/01/2018. Đến hạn hợp đồng ông A không trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận, nhưng Ngân hàng không khởi kiện. Ngày 01/4/2021, Ngân hàng mời ông A lên làm việc để thống nhất số tiền vốn, lãi còn nợ và đưa ra phương án trả nợ, tại buổi làm việc ông A thừa nhận còn nợ Ngân hàng 01 tỷ tiền nợ gốc và 200 triệu đồng tiền lãi, nhưng ông A vẫn không trả vốn và lãi mặc dù được Ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Ngày 01/7/2021, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ gốc và lãi. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông A yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện.

 

Trong trường hợp này, thời hiệu khởi kiện của Ngân hàng được tính từ ngày hết hạn hợp đồng là 01/01/2018 hay ngày ông A thừa nhận nợ 01/4/2021?

 

Trả lời

 

- Đối với yêu cầu trả tiền nợ gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện do đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS).

 

- Đối với yêu cầu trả tiền lãi, thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 BLDS).

 

Trong vụ án trên, mặc dù ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ từ 01/01/2018 nhưng Ngân hàng không có ý kiến gì. Đến 01/4/2021, Ngân hàng mời ông A lên8 làm việc để thống nhất số tiền vốn, lãi còn nợ và đưa ra phương án trả nợ. Do đó, có thể hiểu Ngân hàng đã đồng ý gia hạn nợ cho ông A, giữa Ngân hàng và ông A có thỏa thuận mới về thời hạn trả nợ. Do đó, thời hạn 03 năm được tính từ ngày ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ sau khi đã chốt lại nợ với Ngân hàng.

 

Câu 5. Về giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

 

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án không hỏi, không giải thích cho các đương sự biết về hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà đến phiên tòa mới hỏi các đương sự có đề nghị giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu không. Các đương sự trả lời không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Tòa án căn cứ vào đó không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là đúng hay sai?

 

Trả lời

 

Theo Điều 131 BLDS và hướng dẫn tại Công văn số 01/2017/GĐ- TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ thì: “…Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án...Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu…”. Do vậy, trong trường hợp này, việc Tòa án chỉ hỏi mà không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả khi tuyên hợp đồng vô hiệu, không lập biên bản xác định rõ yêu cầu của các đương sự là thiếu sót, vi phạm. Khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên cần yêu cầu Tòa án giải thích rõ cho các đương sự, nếu các đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết thì Tòa án lập biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án mới bảo đảm đúng quy định.

 

Câu 6. Về giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

 

Trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”, tại Hợp đồng đặt cọc các bên thỏa thuận: Bên A giao số tiền đặt cọc cho bên B ngay khi ký hợp đồng; bên B cam kết sẽ hoàn thành các giấy tờ, thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A; ngoài ra, còn thoả thuận về nghĩa vụ của các bên và việc phạt cọc. Thực hiện hợp đồng, bên A đã giao đủ tiền nhưng bên B không liên hệ cơ quan nhà nước để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục chuyển nhượng cho A. Bên A khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc và phạt cọc.

 

Có 02 quan điểm về việc giải quyết vụ án:

 

Quan điểm thứ nhất: Do bên B đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng nên Tòa án căn cứ Điều 423 và Điều 427 BLDS để hủy hợp đồng đặt cọc và phạt cọc đối với bên B.

 

Quan điểm thứ hai: Phải xác định hợp đồng đặt cọc có hiệu lực, không hủy hợp đồng. Bên B vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì phải chịu các chế tài đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

 

Quan điểm nào đúng?

 

Trả lời

 

Trong vụ án trên, hợp đồng đặt cọc đã có hiệu lực và đang được thực hiện, bên A đã giao đủ tiền nhưng bên B vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Vi phạm của bên B được xác định là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng” vì dẫn đến không thể giao kết được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (do bên B không được cấp GCNQSDĐ), đây là căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 423 BLDS.

 

Điều 427 BLDS về hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng, tại các khoản 1 và 2 có quy định: “1. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận, trừ thoả thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng...”. Vì vậy, Tòa án có thể tuyên hủy hợp đồng đặt cọc theo yêu cầu của bên A. Bên B phải trả lại tiền cọc cho bên A và phải chịu phạt cọc.

 

Nếu Toà án không hủy hợp đồng thì sẽ không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bên A vì trường hợp tiếp tục thực hiện hợp đồng thì bên A không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trong khi vẫn phải chịu thiệt hại do tiền đặt cọc đã giao cho bên B đầy đủ; nếu bên A từ chối việc giao kết hợp đồng thì bên A sẽ bị mất tiền đặt cọc theo khoản 2 Điều 328 BLDS, trong khi bên A không có vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng đặt cọc.

 

Câu 7. Về giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất

 

Thửa đất của A và thửa đất của B liền kề nhau, khi A xây hàng rào có lấn sang một phần đất của B. B biết nhưng không có ý kiến gì và các bên sử dụng hàng rào ổn định, không có tranh chấp. Sau đó, B chuyển nhượng toàn bộ diện tích thửa đất của B cho C, trong hợp đồng chuyển nhượng ghi diện tích trên GCNQSDĐ của B (gồm cả diện tích đất đã bị A lấn chiếm). C được cấp GCNQSDĐ với diện tích đúng bằng diện tích đã nhận chuyển nhượng trên GCNQSDĐ của B. Sau đó, C phát hiện diện tích đất thực tế bị thiếu so với diện tích trên GCNQSDĐ và khởi kiện yêu cầu A trả lại phần đất lấn chiếm. Trường hợp này khi giải quyết phải căn cứ vào mốc ranh giới thực tế sử dụng giữa A và B để bác yêu cầu khởi kiện đối với C hay buộc A phải trả lại phần đất lấn chiếm.

 

Trả lời

 

Trên cơ sở những thông tin nêu trên, VKSND tối cao có ý kiến như sau:

 

- Diện tích đất bị A lấn chiếm là của B, thể hiện trong GCNQSDĐ của B. Việc B không phản đối khi A lấn chiếm một phần diện tích đất của mình và để A xây hàng rào không đương nhiên được hiểu là B đã cho A diện tích đất trên.

 

- Khi B chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho C đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích trên GCNQSDĐ (gồm cả diện tích đất bị A lấn chiếm) cho thấy B vẫn xác định diện tích đất này là của mình. Còn C đã trả tiền cho toàn bộ diện tích đất trên GCNQSDĐ của B.

 

- Toà án cần để A và C thỏa thuận về việc A có được tiếp tục sử dụng đất lấn chiếm không. Nếu C không đồng ý, A phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm cho C.

 

Câu 8. Về giải quyết tranh chấp yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

 

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B. Ông A lập hợp đồng tặng cho con là anh K, bà B không ký hợp đồng nhưng bà biết và không phản đối. Hiện anh K phải thi hành án với số tiền hơn 06 tỷ đồng, bà B sợ quyền sử dụng đất đã tặng cho anh K sẽ bị kê biên để thi hành án nên bà khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông A với anh K và hủy GCNQSDĐ của anh K. Anh K đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà B.

 

Vụ việc cho thấy có dấu hiệu bà B khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông A với anh K và hủy GCNQSDĐ của anh K là nhằm tẩu tán tài sản để không bị kê biên tài sản thi hành án. Tuy nhiên, do hợp đồng tặng cho không có chữ ký của bà B nên Tòa án đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà B. Việc giải quyết của Tòa án có đúng không?

 

Trả lời

 

- Nếu có tài liệu, chứng cứ chứng minh là bà B biết rõ việc ông A lập hợp đồng tặng cho mà không phản đối (như bà B trực tiếp cất giữ, quản lý GCNQSDĐ của anh K hoặc bà B cùng tham gia vào các giao dịch đối với quyền sử dụng đất do anh K thực hiện…) thì Tòa án có thể công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo Án lệ số 03/2016, tức là không chấp nhận yêu cầu của bà B.

 

- Nếu có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh bà B không biết việc ông A tặng cho quyền sử dụng đất cho anh K thì Tòa án có thể xác định hợp đồng tặng cho vô hiệu đối với phần tài sản của bà B trong khối tài sản chung với ông A, tức là chấp nhận một phần yêu cầu của bà B.

 

Vì vậy, Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà B, tức là hủy toàn bộ hợp đồng tặng cho và hủy GCNQSDĐ của anh K là không đúng, trái với ý chí của ông A định đoạt phần tài sản của mình.

 

Câu 9. Về việc áp dụng Án lệ số 03/2016

 

Nguồn gốc đất của bố mẹ để cho vợ chồng người con sử dụng, khi vợ chồng người con xây nhà, bố mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì, thời điểm vợ chồng người con kê khai, được cấp GCNQSDĐ thì bố hoặc mẹ đã chết trước thì có xác định đất đã được bố mẹ cho vợ chồng người con theo Án lệ số 03/2016 hay không?

 

Trả lời

 

Theo nội dung Án lệ số 03/2016 thì trường hợp nêu trên chưa có đầy đủ các điều kiện để xác định đất đã được bố mẹ cho vợ chồng người con vì tại thời điểm vợ chồng người con kê khai, được cấp GCNQSDĐ thì bố hoặc mẹ đã chết (theo Án lệ số 03/2016 thì cả bố và mẹ đều còn sống vào thời điểm vợ chồng người con được cấp GCNQSDĐ và biết rõ việc này). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tài liệu, chứng cứ của từng vụ án mà có thể công nhận cho vợ chồng người con phần diện tích đất vợ chồng người con đã xây nhà ở kiên cố, hoặc phần diện tích đất là tài sản của người mẹ hoặc bố còn sống tại thời điểm vợ chồng người con kê khai, được cấp GCNQSDĐ, biết rõ mà không phản đối.

 

Câu 10. Về tài liệu là căn cứ xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

 

1. A tố giác B có hành vi gây thương tích cho A, trong quá trình thụ lý, giải quyết tin báo, Cơ quan điều tra không trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật mà căn cứ vào Giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện và lời khai của các nhân chứng, xác định B không có hành vi gây thương tích cho A và ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. A khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu B bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Tòa án không trưng cầu giám định thương tích của A mà căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra để bác yêu cầu khởi kiện của A.

 

2. A cho rằng B có hành vi san lấp mặt bằng làm nước không có lối thoát dẫn đến hậu quả làm các cây trồng lâu năm trong vườn của A bị ngập, úng nước và chết. A khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại do hành vi trên gây ra. Tòa án không trưng cầu cơ quan chuyên môn kết luận nguyên nhân dẫn đến cây trồng của A bị chết mà căn cứ vào văn bản của Phòng Nông nghiệp huyện trả lời “có khả năng cây chết do ngập úng” để giải quyết chấp nhận yêu cầu của A.

 

Việc Tòa án không tiến hành trưng cầu giám định mà căn cứ vào các văn bản của các cơ quan trong 02 trường hợp trên để giải quyết vụ án có đúng không?

 

Trả lời

 

1. Đối với trường hợp thứ nhất, Cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì lý do B không có hành vi gây thương tích cho A. Đây là tình tiết không phải chứng minh theo Điều 92 BLTTDS (tình tiết đã được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nếu sau này có căn cứ xác định quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra là sai thì đây được xác định là tình tiết mới để kháng nghị tái thẩm. Do đó, việc Tòa án không tiến hành trưng cầu giám định mà căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra để bác yêu cầu khởi kiện của A là đúng.

 

2. Đối với trường hợp thứ hai, hành vi san lấp mặt bằng của B làm ngập úng và gây thiệt hại về cây trồng của A. Khi giải quyết, Tòa án chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất tham khảo của Phòng Nông nghiệp với nội dung “có khả năng cây chết do ngập úng” để chấp nhận yêu cầu của A là không đủ cơ sở xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm đối với tài sản và thiệt hại thực tế xảy ra (đây là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại) nên Toà án chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của A là không đúng.

 

Câu 11. Về trách nhiệm bồi thường khi văn bản công chứng không đúng quy định

 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng tại Phòng Công chứng A, sau đó đương sự thực hiện các giao dịch dân sự với các chủ thể khác thì dẫn đến tranh chấp, khởi kiện. Tòa án xác định: Việc công12 chứng của Công chứng viên là không đúng pháp luật nên các giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng hiện tại Phòng Công chứng A đã được chuyển đổi thành Văn phòng Công chứng B. Vậy chủ thể nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đương sự?

 

Trả lời

 

Theo khoản 5 Điều 33, khoản 1 Điều 38 Luật Công chứng năm 2014 thì “Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên…của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng”.

 

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng quy định “Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó”.  Như vậy, Phòng Công chứng A đã được chuyển đổi thành Văn phòng Công chứng B nên Văn phòng công chứng B phải kế thừa, thực hiện quyền, nghĩa vụ của Phòng Công chứng A, kể cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

Theo khoản 2 Điều 38 Luật Công chứng 2014 thì “Công chứng viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

 

Trên đây là giải đáp một số vướng mắc về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình để các VKSND tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện công tác.

 

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/