Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư 2020, điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐTNN là điều kiện NĐTNN phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư.
Trước đây khi NĐTNN đăng ký đầu tư trong lĩnh vực ngành, nghề chưa cam kết mở cửa thị trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương sẽ phải gửi văn bản xin hướng dẫn/ý kiến chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chứ không thể tự xem xét và quyết định có hay không chấp thuận cho Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký lĩnh vực ngành, nghề đó. Tuy nhiên, Nghị định 31/2021/NĐ-CP (Nghị định 31) được Chính phủ ban hành đã giải quyết được thủ tục phức tạp này. Theo đó, Nghị định 31 quy định 02 danh mục: (1) Danh mục Ngành, nghề NĐTNN chưa được tiếp cận thị trường và (2) Danh mục Ngành, nghề NĐTNN được tiếp cận thị trường có điều kiện. Đồng thời, quy định rõ:
Sự ra đời của quy định mới liên quan đến điều kiện tiếp cận thị trường của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) theo hướng tiếp cận chọn – bỏ, là hình thức tiếp cận tiên tiến, gỡ rối cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng đồng thời đòi hỏi ở cơ quan quản lý nhà nước phải chuyên sâu hơn, giám sát phải chặt chẽ hơn, nhanh nhạy và hiệu quả hơn.
Điều 9 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn cụ thể lại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 31 như sau: Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐTNN quy định tại Phụ lục I của Nghị định 31, NĐTNN được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Nghĩa là NĐTNN sẽ được đối xử như nhà đầu tư trong nước khi hoạt động kinh doanh những ngành nghề nằm ngoài Phụ lục I của Nghị định 31.
Nguyên tắc áp dụng quy định, điều kiện tiếp cận thị trường chưa cam kết với NĐTNN như sau:
Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐTNN theo Khoản 10 Điều 3 và Khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 bao gồm: (i) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; và (ii) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Các điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐTNN gồm:
(1) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế. Trong đó điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn được quy định chi tiết như sau:
(2) Hình thức đầu tư;
(3) Phạm vi hoạt động đầu tư;
(4) Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
(5) Sử dụng đất đai, lao động, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
(6) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
(7) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
(8) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
(9) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
(10) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Về đối tượng áp dụng:
(1) NĐTNN theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020;
(2) Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
2. Điều kiện áp dụng:
(1) Nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi có hoạt động đầu tư kinh doanh Việt Nam, thì có quyền lựa chọn được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư (là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài) không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với NĐTNN.
(2) NĐTNN thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó;
(3) NĐTNN thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì NĐTNN thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.
3. Công bố thông tin
(1) Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với NĐTNN theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 31;
(2) Căn cứ áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐTNN theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31; và
(3) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐTNN theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư.
==========================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02363 822 678
Chi nhánh 1: 01 Đông Giang, Sơn Trà, Đà Nẵng - 0905 205 624
Chi nhánh 2: 21 Trương Văn Đa, Liên Chiểu, Đà Nẵng - 0901 955 099
Chi nhánh 3: 03 Chu Cẩm Phong, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng - 0905 579 269
Email: Phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com