I. Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức và quản lý nội bộ doanh nghiệp là gì?
Đó là sự liên kết của những con người nhằm thực hiện các mục tiêu mong đợi của chủ sở hữu. Trong đó, tái cơ cấu tổ chức là quá trình xem xét, cơ cấu lại, tái bố trí cấu trúc, bộ phận và nhân sự nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp của tổ chức trong tương quan với các mục tiêu chiến lược và những thay đổi trên thị trường.
Tái cơ cấu tổ chức và quản lý nội bộ sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, giảm chi phí và tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân sự. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp bắt kịp những thay đổi trên thị trường và tạo nền tảng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
II. Khi nào cần tái cấu trúc và quản lý nội bộ doanh nghiệp?
Thứ nhất, khi cơ cấu tổ chức không phù hợp với doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức là xương sống của bất cứ doanh nghiệp nào, là nền tảng giúp doanh nghiệp đi đến thành công. Một tổ chức được cấu trúc hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp quản trị công việc một cách hệ thống, linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược tương lai. Ngược lại, cơ cấu tổ chức không hợp lý sẽ cản trở hoặc hút cạn tiềm lực của chính doanh nghiệp đó. Bởi vậy, để lựa chọn được một cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp, đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực hoạt động của chính doanh nghiệp mình và thị trường ngành nghề.
Thứ hai, khi cần đáp ứng sự biến động của thị trường
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua đã có những đột phá mạnh mẽ và hứa hẹn nhiều biến chuyển mới trong thời gian tới. Do vậy, đòi hỏi những tổ chức/doanh nghiệp phải thay đổi, nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe với thị trường hoặc doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn khủng hoảng do nền kinh tế biến động. Từ đó, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những lựa chọn của doanh nghiệp hiện nay. Điều này đáp ứng và phù hợp với khả năng và tình hình phát triển của doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
Thứ ba, khi hệ thống quản lý nội bộ của doanh nghiệp đã lỗi thời
Sự trì trệ, cồng kềnh, chồng chéo, chậm trễ, thiếu hợp tác, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của tổ chức, làm tăng chi phí, sự bất mãn của khách hàng, uy tín thương hiệu bị suy thoái, doanh nghiệp mất vị thế cạnh tranh; hay khi có những biểu hiện như tỷ lệ nhân viên thôi việc cao, mất thị phần, doanh số bình quân đầu người suy giảm... Khi có những biểu hiện năng lực tổ chức suy giảm như trên, thì việc tái cơ cấu là cần thiết.
Như vậy, cần phải xem xét những yếu tố nào khi xây dựng mô hình tổ chức và quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp?
1. Loại hình doanh nghiệp (về hình thức pháp lý của doanh nghiệp)
Chuyển đổi doanh nghiệp được thực hiện giữa những loại hình doanh nghiệp mà pháp luật đã có quy định về thủ tục chuyển đổi. Xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi cũng như mục đích, yêu cầu quản lý của nhà nước đối với hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp, phạm vi và các hình thức chuyển đổi này được xác định theo pháp luật hiện hành và có thể thay đổi theo hướng ngày càng được mở rộng.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có thể chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp sau:
(1) Thay đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên;
(2) Thay đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên;
(3) Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên;
(4) Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần;
(5) Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty cổ phần;
(6) Thay đổi loại hình từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên;
(7) Thay đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên;
(8) Thay đổi loại hình từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức thay đổi ở mục (6), (7), (8) thường hiếm khi xảy ra.
2. Chức năng quản lý nội bộ doanh nghiệp
Thông qua việc quản lý nội bộ, nhà quản lý có thể nhìn nhận được thiếu sót trong hệ thống tổ chức, từ đó điều chỉnh cơ cấu lại bộ máy quản lý. Việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh để quản lý rủi ro và ngăn ngừa những hoạt động tiêu cực của doanh nghiệp.
Khi tái cơ cấu nội bộ, kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được sẽ là
III. Tư vấn tái cấu trúc cơ cấu tổ chức và quản lý nội bộ doanh nghiệp
Phong & Partners sẽ cung cấp những dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc tổ chức và quản lý nội bộ doanh nghiệp như sau:
1. Hỗ trợ tư vấn chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp
2. Hỗ trợ tư vấn tái cấu trúc quản lý nội bộ doanh nghiệp
Việc cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp trong tình hình hiện nay có phải là bước đột phá hay không? Điều này tùy thuộc vào chính sự lựa chọn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tư duy nhạy bén, hành động nhanh, quyết tâm cao để biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển mới.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề tái cấu trúc tổ chức và quản lý doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com