CHA CÓ QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHI LY HÔN KHÔNG?
Được đăng vào 11:50 Ngày 16/08/2023
*Bạn đọc hỏi: anh Minh Bản, ở H.Hoà Vang (TP Đà Nẵng), hỏi: Tôi và vợ tôi kết hôn năm 2020, vào tháng 11-2020 sinh được một bé trai. Vì cuộc sống gia đình tôi ở quê không mấy khá giả nên sau khi sinh con được 5 tháng, vợ tôi đã bỏ nhà đi nơi khác sinh sống, bỏ con lại cho nuôi nấng, chăm sóc. Kể từ khi bỏ nhà đi, vợ tôi chưa một lần về thăm con, không đóng góp bất cứ thứ gì để lo cho con. Thế nhưng, đến nay, vợ tôi về lại yêu cầu ly hôn và đòi mang con đi. Tôi nhất quyết không đồng ý giao con cho vợ nhưng vợ tôi lại nói theo pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi, quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ. Bây giờ con là động lực sống của tôi nên tôi không thể sống thiếu con và muốn tiếp tục nuôi nấng, chăm sóc con. Cho tôi hỏi khi vợ chồng ly hôn, có con dưới 36 tháng tuổi thì người cha có quyền được nuôi con hay không, hay bắt buộc phải người mẹ nuôi? Tôi cần làm gì để có thể giành được quyền nuôi con?

*Luật sư Ngô Văn Bình - Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu, trả lời:

Thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ là làm mẹ. Thiên chức này càng rõ rệt đối với con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bởi thời điểm này, người mẹ có những khả năng và điều kiện thuận lợi hơn người cha để nuôi dưỡng con. Vì lẽ đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam ưu tiên người trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi là người mẹ khi ly hôn. Vậy, người cha có quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn không?

 

1. Cha có quyền được nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?

Theo quy đinh tại Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, do đó, khi ly hôn, cha hoặc mẹ đều có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên. Hiện nay, con của vợ chồng anh Bản đã được 33 tháng tuổi, theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, đây là quyền ưu tiên đối với người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cụ thể:

 

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

 

Cũng theo quy định trên, khi ly hôn, trong những trường hợp nhất định, người cha vẫn được quyền nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi như: một là, cha và mẹ cùng thỏa thuận cha là người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con, đồng thời không trái pháp luật, không trái đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng như phù hợp với lợi ích của con; hai là, người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thông thường việc đánh giá điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người mẹ dựa vào các yếu tố sau: công việc hiện tại của người mẹ có ổn định không? Thu nhập hàng tháng có đảm bảo lo được cuộc sống cho mẹ và con, cho quá trình phát triển và giáo dục của con không? Người mẹ có đảm bảo thời gian để chăm sóc con không? Nhân phẩm và đạo đức người mẹ như thế nào? Người mẹ có bị ngược đãi, bạo hành hay không? Và một số điều kiện khác nếu xét thấy cần thiết.

Trong trường hợp của anh Bản, vợ chồng anh không có thoả thuận ai là người trực tiếp nuôi con. Bên cạnh đó, anh cũng không đề cập đến vấn đề vợ anh không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, theo anh trình bày, sau khi sinh con được 5 tháng, vợ anh đã bỏ nhà đi nơi khác sinh sống, chưa một lần về thăm con, không đóng góp nuôi con. Căn cứ nội dung của Án lệ số 54/2022/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 7-9-2022 là “Trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người mẹ tự ý bỏ đi từ khi con còn rất nhỏ, không quan tâm đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; người con được người cha nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện tốt và đã quen với điều kiện, môi trường sống đó. Trường hợp này, Tòa án phải tiếp tục giao con dưới 36 tháng tuổi cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc”. Theo đó, nếu trong quá trình vợ anh bỏ đi, anh đã nuôi dưỡng, chăm sóc con trong điều kiện tốt thì tòa án phải tiếp tục giao con cho anh trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Như vậy, khi ly hôn, anh có thể được tòa án giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.

 

2. Anh Bản cần làm gì để có thể giành được quyền nuôi con khi ly hôn?

Như đã phân tích ở trên, anh Bản có thể được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con khi ly hôn. Tuy nhiên, trước hết vợ chồng anh nên trao đổi, thương lượng kỹ càng về việc ai là người trực tiếp nuôi con trên cơ sở điều kiện, khả năng chăm sóc cho con được tốt nhất. Trường hợp vợ chồng anh không có tiếng nói chung, vợ anh yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con, lúc này, để đảm bảo giành được quyền trực tiếp nuôi con, anh cần phải chứng minh mình hoàn toàn đủ điều kiện để nuôi con, cụ thể các điều kiện như: về phẩm chất đạo đức, sự yêu thương lo lắng cho con, thu nhập đảm bảo lo cho con, nơi ở ổn định, giáo dục và thời gian dành cho con... Bên cạnh đó, anh phải chuẩn bị những cơ sở để chứng minh vợ anh hoàn toàn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con tương ứng với các điều kiện trên. tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, do đó, nếu anh chứng minh được mình có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con, cả về sự phát triển thể chất và tinh thần mà vợ anh không có khả năng mang đến cho con thì anh hoàn toàn có đủ cơ sở để giành được quyền trực tiếp nuôi con. Ngoài ra, anh cần lưu ý khi giành quyền nuôi con, anh vẫn có thể yêu cầu vợ anh cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con trưởng thành; đồng thời người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền được trông nom, chăm sóc, giáo dục con theo đúng quy định pháp luật.

 

Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 14/8/2023.

 

=========================

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG

1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 205 624

3.  Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Website: https://phong-partners.com

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw

https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson

https://www.facebook.com/luatsusontra

https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu

https://www.facebook.com/LuatsuCamLe

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/