Luật sư tư vấn đầu tư
ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC PPP
Ngày nay, thuật ngữ PPP đã trở nên phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam, thậm chí đã được luật hóa thành Luật Đầu Tư Theo Phương Thức Đối Tác Công Tư năm 2020. Đó là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP (Public Private Partnership – đối tác công tư) nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Xuất phát từ nhu cầu về đa dạng hóa nguồn tài chính và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế, mô hình đầu tư theo phương thức PPP ngày càng phát huy hiệu quả tại Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn chế, thì chủ trương huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua chính sách xã hội hóa đầu tư với mô hình PPP đã mang lại kết quả rõ ràng trong những năm qua. Cơ sở hạ tầng phát triển với tốc độ nhanh đã thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

1. PPP là gì?

Một cách khái quát, PPP là hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư, nghĩa là Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thực hiện đầu tư dự án thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ; tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.

Mô hình PPP có những đặc thù chính như:

  • Doanh nghiệp dự án PPP: là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP.
  • Dự án PPP: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động:
    • Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
    • Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
    • Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
  • Nhà đầu tư PPP: là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
  • Hợp đồng dự án PPP: là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP.

2. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP

Nhà đầu tư PPP được thực hiện dự án đầu tư trong các lĩnh vực sau:

  • Giao thông vận tải;
  • Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
  • Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
  • Y tế; giáo dục - đào tạo;
  • Hạ tầng công nghệ thông tin.

3. Các hình thức hợp đồng PPP

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có thể ký kết một trong các loại hợp đồng theo phương thức sau đây để xây dựng công trình hạ tầng.

  • Hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao Build - Operate – Transfer)

Đặc điểm: sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Hợp đồng BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh Build - Transfer – Operate)

Đặc điểm: sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

  • Hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh Build - Own – Operate)

Đặc điểm: sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

  • Hợp đồng O&M (Kinh doanh - Quản lý Operate – Manage)

Đặc điểm: cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký hợp đồng để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

  • Hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ Build - Transfer – Lease)

Đặc điểm: sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

  • Hợp đồng BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao Build - Lease – Transfer)

Đặc điểm: sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Hợp đồng hỗn hợp: là hình thức kết hợp các loại hợp đồng kể trên.

4. Tại sao lựa chọn phương thức PPP?

Trong giai đoạn vừa qua, PPP đã thu hút được các thành phần kinh tế từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách đầu tư của nhà nước trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Thông qua PPP, diện mạo về cơ sở hạ tầng có sự chuyển biến rõ rệt trong thời gian ngắn, góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh và năng lực cạnh tranh quốc gia. So với hình thức đầu tư truyền thống, hình thức PPP thu được hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cao hơn, đồng thời mở ra một kênh đầu tư khá hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, tiêu thụ một lượng lớn các nguyên nhiên liệu sản xuất trong nước, tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động và đem lại cho người dân cơ hội được hưởng dịch vụ với chất lượng tốt hơn bằng chi phí hợp lý.

Bên cạnh những hiệu quả rõ rệt, PPP cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Dự án PPP có đặc thù phức tạp, với nhiều mối quan hệ ràng buộc giữa Nhà nước và nhà đầu tư khiến cho việc triển khai thực hiện dự án có nhiều rủi ro; thị trường vốn trong nước còn yếu kém, khó tiếp cận được thị trường vốn quốc tế; nhân sự về phía cơ quan nhà nước vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm, chuyên môn chưa đáp ứng kịp sự vận hành và phát triển nhanh chóng của công nghệ. Ngoài ra, hệ thống pháp lý về PPP, mặc dù đã được luật hóa, nhưng vẫn chưa đầy đủ, có sự chồng chéo giữa nhiều luật khác nhau, chưa đảm bảo hài hòa với quy trình thực hiện dự án PPP. Các chính sách, quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, hợp đồng dự án và quản lý khai thác vận hành còn nhiều hạn chế dẫn đến môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, các dự án PPP chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hy vọng rằng với hiệu quả rõ ràng của PPP và nhu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong tương lai, những hạn chế của mô hình đầu tư PPP ngày càng được cải thiện để nhà đầu tư yên tâm đầu tư, đem lại nguồn lợi cho cả Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

 

Phong & Partners cung cấp đầy đủ dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

 

===================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425

          CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624

          CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099

          CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269

Tel: 0236.3822678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com/

Luật sư tư vấn đầu tư
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/