Luật sư tư vấn đầu tư
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM?
Việt Nam là một trong những quốc gia rất cởi mở trong quan hệ đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng cho điều này, pháp luật về thương mại đã quy định cụ thể các hình thức kinh doanh sẵn có cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc thành lập sự hiện diện tại Việt Nam. Một trong những hình thức kinh doanh đó là “thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam”. Hình thức này cho phép doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh tương tự như công ty mẹ. Trong bài viết này, Phong & Partners sẽ cung cấp những quy định pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục để thương nhân nước ngoài thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

–  Luật Doanh nghiệp năm 2020;

–  Luật Thương mại năm 2005;

–  Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

  1. Tổng quan về Chi nhánh
  1. Hoạt động của Chi nhánh

      Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.

Khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Như vậy, Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện các hoạt động sau:

  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh;
  • Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung trong giấy phép đã được cấp;
  • Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
  • Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại phù hợp với nội dung giấy phép đã được cấp.

        Lưu ý: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên Chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

 

  1. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với Chi nhánh
  • Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh của mình tại Việt Nam;
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Thương nhân nước ngoài có Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

 

  1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

       Thứ nhất, thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận, ví dụ như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài, ví dụ như WTO, TPP và EVFTA; Trường hợp không phù hợp thì việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

      Thứ hai, người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người được bổ nhiệm làm Giám đốc Chi nhánh là người nước ngoài thì trong một số trường hợp, phải xin giấy phép lao động trước khi làm việc tại Việt Nam.
  • Trưởng Chi nhánh không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
  • Trưởng Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khác;
  • Trưởng Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

 

  1. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
    1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
    2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
    3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
    4. Bản sao báo cáo tài chính của thương nhân nước ngoài có kiểm toán trong năm tài chính gần nhất;
    5. Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
    6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
    7. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:
  • Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm;
  • Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.

         Lưu ý: Đối với các tài liệu từ 2 đến 6 phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại mục 2 phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

  1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép (Bộ Công Thương).

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

 

  1. Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh

Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn thêm 05 năm.

Trên đây là tư vấn của Phong & Partners về “Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam”. Nếu cần hỗ trợ cụ thể về thủ tục thành lập Chi nhánh tại Việt Nam, Quý Độc giả vui lòng liên hệ Phong & Partners qua thông tin liên lạc dưới đây để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp. 

==========================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: 02363 822 678

Chi nhánh 1: 01 Đông Giang, Sơn Trà, Đà Nẵng - 0905 205 624

Chi nhánh 2: 21 Trương Văn Đa, Liên Chiểu, Đà Nẵng - 0901 955 099

Chi nhánh 3: 03 Chu Cẩm Phong, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng - 0905 579 269

Email: Phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com

Luật sư tư vấn đầu tư
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/