Trong quá trình phát triển, hệ thống đơn vị phụ thuộc ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể trải qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng khi mà các thể chế chính sách đi kèm đã không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đó chính là thời điểm phải tiến hành cải tiến, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có tình hình tài chính tốt đã tham gia vào việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhỏ hơn, bằng các giải pháp sáp nhập, tách, thành lập công ty con, chuyển văn phòng đại diện thành chi nhánh hoặc ngược lại, lành mạnh hóa tài chính, tăng quy mô và chất lượng vốn tự có trên nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của nội bộ doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thường gặp vướng mắc liên quan đến các thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện các thủ tục trên. Văn phòng luật sư Phong & Partners cung cấp những dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc hệ thống đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp như sau.
1. Tư vấn sáp nhập công ty
- Tư vấn các quy định của pháp luật về sáp nhập công ty như: Thủ tục họp đại hội đồng cổ đông/hội đồng thành viên của từng công ty để thông qua nội dung sáp nhập công ty; Hợp đồng sáp nhập và thông qua các nội dung sáp nhập; Thủ tục và điều kiện sáp nhập; Phương án sử dụng lao động; Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; Thời hạn thực hiện sáp nhập; Xây dựng điều lệ công ty nhận sáp nhập; Các nội dung khác có liên quan.
- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ sáp nhập công ty như: Biên bản, quyết định của hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông về việc sáp nhập; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp được sáp nhập; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Danh sách thành viên/cổ đông; Điều lệ công ty; Các tài liệu cần thiết khác.
- Đại diện thực hiện các thủ tục sáp nhập công ty như: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư; Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp; Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế tại sở Kế hoạch và đầu tư; Đăng ký khắc dấu; Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và dấu doanh nghiệp.
- Cam kết dịch vụ sau sáp nhập công ty: Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi; Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
2. Tư vấn tách công ty
- Tư vấn các quy định của pháp luật về tách công ty như: Tư vấn thủ tục họp đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên để thông qua nội dung tách công ty; Tư vấn phương án sử dụng lao động; Tư vấn định giá tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ doanh nghiệp bị tách sang công ty được thành lập; Tư vấn thời hạn thực hiện tách công ty; Tư vấn nội dung Điều lệ công ty mới được thành lập.
- Hoàn thiện hồ sơ tách công ty như: Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bị tách; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Danh sách thành viên/cổ đông; Điều lệ công ty; Các tài liệu cần thiết khác.
- Đại diện thực hiện các thủ tục tách công ty như: Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư; Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp; Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư; Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho doanh nghiệp; Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và dấu doanh nghiệp; Tiến hành đăng ký thuế cho doanh nghiệp.
- Cam kết dịch vụ sau tách công ty: Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi; Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
3. Tư vấn thành lập công ty con
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty con như: Điều lệ công ty; Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp; Danh sách thành viên, cổ đông (trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần); Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty; giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ; giấy tờ chứng thực cá nhân sao y công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.
- Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập công ty con như: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư.
- Cam kết dịch vụ sau tách công ty thành lập công ty con: Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi; Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
4. Tư vấn thành lập chi nhánh
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập chi nhánh như: Thông báo thành lập chi nhánh; Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp danh); Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (công ty tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này); Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh; Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh (Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu); Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu; Giấy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của công ty tiến hành thủ tục này).
- Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập chi nhánh như: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư.
- Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Hướng dẫn định kỳ tháng quý chi nhánh thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh. Hướng dẫn các quy định pháp luật có liên quan về ngành, nghề được phép kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chi nhánh; Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi; Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
- Cam kết dịch vụ sau thành lập chi nhánh: Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi; Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
5. Tư vấn chuyển Văn phòng đại diện thành chi nhánh
Trường hợp muốn chuyển Văn phòng đại diện thành Chi nhánh thì chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện và sau đó thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
a) Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Hoàn thiện hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện như: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh; Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có); Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).
- Đại diện thực hiện các thủ tục như: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh; Nhận thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh.
b) Thành lập chi nhánh (đã nêu ở mục 4)
Cam kết dịch vụ sau khi chuyển Văn phòng đại diện thành chi nhánh: Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung thay đổi; Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
6. Tư vấn chuyển chi nhánh thành công ty con
Trường hợp muốn chuyển chi nhánh thành một công ty con thì chi nhánh phải chuyển toàn bộ tài sản, nghĩa vụ tài chính về cho công ty ban đầu. Sau đó, thông qua nghị quyết tách công ty (tách phần tài sản, nghĩa vụ từ chi nhánh chuyển về) để thành lập công ty con. Thủ tục tư vấn tách công ty và thành lập công ty con đã nêu ở mục 2,3).
Mọi thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề tái cấu trúc hệ thống đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com