ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI?
Được đăng vào 11:54 Ngày 01/04/2021
Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Vợ chồng chúng tôi có quốc tịch Canada và hiện đều đang sinh sống tại Canada, muốn xin nhận cháu C sinh ngày 11/09/2016 tại Việt Nam, là con ruột của anh D và chị E làm con nuôi. Xin hỏi chúng tôi cần phải làm những thủ tục gì để cháu C được pháp luật công nhận là con nuôi của chúng tôi? Và khi cháu C đã trở thành con nuôi của chúng tôi thì cháu C có được thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Canada hay không?

Văn phòng luật sư Phong & Partners trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho Văn phòng chúng tôi. Phong & Partners tư vấn như sau.

1. Điều kiện để nhận cháu C làm con nuôi

Để làm thủ tục nhận cháu C làm con nuôi, vợ chồng bạn cần phải đáp ứng các điều kiện của người nhận con nuôi được quy định tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010:

Khoản 1 Điều 29: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

 Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.”

Khoản 1 Điều 14: “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

 a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

 c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

 d) Có tư cách đạo đức tốt.

Ngoài ra, vì anh chị mang quốc tịch Canada và muốn nhận đích danh cháu C làm con nuôi, nên anh chị phải đáp ứng thêm các điều kiện được quy định tại khoản 2 điều 28 Luật này:

"2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; 

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.”

Bên cạnh đó, cháu C phải đáp ứng đủ các điều kiện được nhận làm con nuôi được quy định tại điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010:

“Người được nhận làm con nuôi phải là:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”.

Theo đó, cháu C sinh ngày 11/9/2016 (dưới 16 tuổi) nên cháu C đủ điều kiện được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tục nhận cháu C làm con nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các giấy tờ sau

  1. Đơn xin nhận con nuôi;
  2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
  4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
  5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  7. Phiếu lý lịch tư pháp;
  8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh được quy định ở trên;

(Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h trên đây do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.)

Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, đối với trường hợp nhận con nuôi đích danh, vợ chồng bạn phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:

1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ hoặc của mẹ kế với cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

5. Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi 2010.

Lưu ý: Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Con nuôi

Đối với trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Nếu không thể trực tiếp nộp hồ sơ với lý do chính đáng, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

1. Sau khi nhận đủ hồ sơ, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định:

a) Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;

b) Người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.

2. Khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi

3. Hồ sơ được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu quy định ở mục 1; trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Sau khi đã kiểm tra, xử lý xong hồ sơ, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cháu C thường trú để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cục con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài tại Cục con nuôi

  • Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là chín triệu (9.000.000) đồng/trường hợp.

Đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi, mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài được giảm 50%.

  • Mức thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là năm mươi triệu (50.000.000) đồng/trường hợp.

Khoản tiền này không bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả, kể cả chi phí đưa trẻ em ra nước ngoài sau khi được giải quyết cho làm con nuôi.

Bước 4: Nhận con nuôi

Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho vợ chồng bạn đến Việt Nam để nhận con nuôi. Trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì UBND cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 5: Thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

  1. Xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Canada

Cháu C có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Canada.

Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.”

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, bạn có thể gọi điện, gửi mail hoặc đến trực tiếp Văn phòng luật sư PHONG & PARTNERS để được các luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

 

========================

PHONG & PARTNERS LAW FIRM

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, thành phố Đà Nẵng

Tel: 0236.3822678 – 0905102425

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com/

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/