Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Văn phòng luật sư Phong & Partners, chúng tôi sẽ tư vấn trường hợp của chị cụ thể như sau:
Thứ nhất, chị có quyền sử dụng mảnh đất trên vì đây là tài sản chung của vợ chồng chị.
Như chị đã trình bày, vợ chồng chị được gia đình bên chồng cho mảnh đất vào năm 2000 để xây dựng nhà ở và cũng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của cả hai vợ chồng, vợ chồng chị sử dụng nhà, đất liên tục, công khai ổn định đến thời điểm hiện tại; và hơn nữa trong quá trình vợ chồng chị chung sống, không ai trong gia đình bố mẹ chồng chị ý kiến gì về việc này, tức là họ đã thừa nhận việc cho vợ chồng chị quyền sử dụng mảnh đất trên.
Theo Án lệ số 03/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 với nội dung như sau:“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Áp dụng quy định trên vào trường hợp của chị, có thể xác định rằng vợ chồng chị đã được tặng cho quyền sử dụng đất. Do đó, đây là tài sản chung của cả hai vợ chồng nên chị hoàn toàn có quyền sử dụng đối với mảnh đất. Chính vì vậy, gia đình bên chồng chị không có quyền yêu cầu vợ chồng chị trả lại mảnh đất đã cho.
Thứ hai, vợ chồng chị có nghĩa vụ chung trong việc trả nợ vay ngân hàng.
Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014) quy định các nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Đối chiếu với trường hợp của chị, vợ chồng chị đã lấy sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng để trả khoản nợ do cá độ bóng đá của chồng chị, tức là khoản nợ của chồng chị là khoản nợ riêng, không vì nhu cầu của gia đình mà chỉ phục vụ cho mục đích vui chơi riêng. Tuy nhiên tại thời điểm thực hiện giao dịch với ngân hàng, vợ chồng chị hoàn toàn có sự đồng thuận đối với việc vay này, do đó, theo quy định pháp luật, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập được coi là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Như vậy, đây là khoản nợ chung của vợ chồng chị nên cả vợ và chồng cùng có nghĩa vụ chung trong việc trả nợ cho ngân hàng dù vợ chồng đã ly hôn (theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Thứ ba, bởi nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng chị đối với ngân hàng vẫn có hiệu lực sau khi hai người ly hôn nên khi muốn phân chia tài sản thế chấp tại ngân hàng, chúng tôi đưa ra ba phương án sau để chị tham khảo.
Phương án 1: Chị có thể thỏa thuận với chồng chị về việc trả hết nợ cho ngân hàng và nhận lại quyền sử dụng đất đã thế chấp tại ngân hàng. Sau đó, vợ chồng chị có thể thỏa thuận để phân chia tài sản chung; nếu không thể thỏa thuận được, chị có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để phân chia tài sản cho vợ chồng chị.
Phương án 2: Vợ chồng chị thỏa thuận và được sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Nếu ngân hàng đồng ý, chị có quyền yêu cầu Tòa án chia phần tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Nếu ngân hàng không đồng ý, tùy vào nhu cầu thực tế, vợ chồng chị phải thực hiện như ở phương án 1 hoặc phương án 3.
Phương án 3: Trường hợp chị hoặc chồng chị không đủ nguồn tài chính để trả nợ ngân hàng hoặc chồng chị không chịu trả khoản vay tại ngân hàng, khi đó, tài sản đem ra thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ vay sẽ được xử lý khi thuộc vào một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 58 Nghị định 163/2006 được bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau:
Nếu cần hiểu rõ và cụ thể hơn, chị có thể gửi email, điện thoại hoặc đến văn phòng để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư của PHONG & PARTNERS.
===========================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ NGÔ HOÀI PHONG
PHONG & PARTNERS LAW FIRM
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3822678 – 0905102425
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com/