Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
2. Hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân Việt Nam tại Việt Nam
a. Điều kiện thực hiện nhượng quyền thương mại
- Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Theo Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP
- Thương nhân không phải thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Công Thương.
Theo Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP
b. Thủ tục thực hiện báo cáo nhượng quyền thương mại
- Thực hiện chế độ báo cáo theo mẫu tại Phần B Phụ lục III thông tư 09/2006/TT-BTM.
- Thương nhân định kỳ thông báo những nội dung trong Phần này cho cơ quan đăng ký có thẩm quyền chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm.
3. Hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam
a. Điều kiện thực hiện nhượng quyền thương mại
- Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Theo Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP
- Thương nhân phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương
Theo các quy định tại Khoản 1 Điều 17 Mục 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Mục 1 Thông tư 09/2006/TT-BTM, Tiết a1 Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-BCT.
b. Thủ tục thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP; Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP; Khoản 2, Khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, Tiết a1 Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-BCT hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công thương bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
- Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cơ quan đăng ký phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 liên theo mẫu TB-1A, TB-1B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 liên giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 liên lưu tại cơ quan đăng ký;
- Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản, theo mẫu TB-2A, TB-2B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ;
- Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của thương nhân.
- Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu S1, S2 và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản theo mẫu TB-3A, TB-3B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối theo mẫu TB-4A, TB-4B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Cơ quan đăng ký ghi mã số đăng ký trong Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn như sau:
- Mã số hình thức nhượng quyền: NQV là nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam
- Mã số tỉnh: 2 ký tự theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mã số thứ tự của doanh nghiệp: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.
- Các mã số được viết cách nhau bằng dấu gạch ngang.
- Thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân, cơ quan đăng ký thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại
- Trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước tại khoản 2 Mục I của Thông tư này chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác, thương nhân có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến.
- Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 của Mục này. Trong hồ sơ đăng ký phải có thêm thông báo chấp thuận đăng ký trước đây của cơ quan đăng ký nơi thương nhân đã đăng ký kinh doanh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại địa bàn mới, thương nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký trước đây để ra thông báo chuyển đăng ký theo mẫu TB-6C tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại làm những công việc gì?
- Tư vấn điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại.
- Soạn thảo hợp đồng franchise, rà soát dự thảo hợp đồng, khuyến nghị sửa đổi bảo vệ quyền lợi.
- Hỗ trợ tham gia đàm phán ký kết, sửa đổi hợp đồng franchise.
- Soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
- Hỗ trợ kiện toàn pháp lý doanh nghiệp nhận nhượng quyền (franchisee).
- Hỗ trợ pháp lý giám sát thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.
5. Vì sao cần sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại?
Hoạt động nhượng quyền thương mại mang lại nhiều lợi nhuận nhưng rủi ro kèm theo cũng không ít.
Đối với bên nhượng quyền, rủi ro mà nhiều doanh nghiệp “đau đầu” là khả năng bị lấy cắp hoặc sao chép bí quyết kinh doanh, mô hình kinh doanh, vì sau khi tham gia hệ thống nhượng quyền một thời gian thì bên nhận nhượng quyền tách ra kinh doanh riêng với mô hình kinh doanh tương tự, đây cũng là dạng tranh chấp trong nhượng quyền thương mại.
Đối với bên nhận nhượng quyền, điều đáng lo lắng khi giữa bên nhượng quyền và các bên nhận nhượng quyền có tính liên quan, thống nhất với nhau, nên chỉ cần một bên vi phạm hay mắc lỗi thì toàn bộ hệ thống nhượng quyền sẽ chịu ảnh hưởng về uy tín chung.
Đó là nhưng rủi ro tiêu biểu trong mô hình nhượng quyền thương mại và nhiều rủi ro khác chưa kể đến, chính vì thế để hoạt động nhượng quyền trở nên bền vững, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên thì doanh nghiệp cần có Luật sư dày dạn kinh nghiệm để có tư vấn kỹ càng, đưa ra một lộ trình đảm bảo và ràng buộc các điều khoản đảm bảo quyền lợi cho đôi bên.
6. Tiêu chí lựa chọn Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại là gì?
Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại tận tâm, uy tín, chuyên nghiệp cần có các tiêu chí sau đây:
- Phải có đạo đức và tâm huyết trong công việc, vì mục đích chính đáng của khách hàng;
- Phải có kiến thức và năng lực chuyên môn sâu trong lĩnh vực hợp đồng và các lĩnh vực khác;
- Phải có khả năng tư duy cao, nhạy bén để giải quyết công việc khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả;
- Phải có kinh nghiệm sâu sắc, được tích lũy trong quá trình học tập, rèn luyện, tham gia đàm phán, tư vấn nhượng quyền;
- Phải có đội ngũ quy mô để có thể phối hợp, hỗ trợ nhau một cách tốt nhất, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho khách hàng;
- Phải có sự am hiểu về pháp luật nhượng quyền thương mại.
7. Tìm Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại ở đâu?
Nếu như bạn đang tìm kiếm Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại thì Văn phòng Luật sư Phong & Partners tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý được nhiều người dân, doanh nghiệp đánh giá cao và đặt trọn niềm tin.
Tại Văn phòng Luật sư Phong & Partners, chúng tôi xác định chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam hoạt động. Văn phòng Luật sư Phong & Partners hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí” với tâm huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm và luôn đặt chữ “TÂM” với nghề lên hàng đầu. Văn phòng Luật sư Phong & Partners đảm bảo dịch vụ Luật sư chất lượng cao.
Trường hợp bạn có nhu cầu kết nối với Văn phòng Luật Sư Phong & Partners vui lòng liên hệ qua thông tin sau đây.
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905 102 425
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP Đà Nẵng
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
8. Các câu hỏi thường gặp về Luật sư tư vấn nhượng quyền thương mại
a. Các thuận lợi khi nhượng quyền thương mại?
Cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều có sự thuận lợi cho mình, có thể nói là “win – win”. Đối với bên nhượng quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại giúp phát triển thương hiệu, phát triển hệ thống, giảm vốn đầu tư và thậm chí có được doanh thu, lợi nhuận tốt từ hoạt động nhượng quyền.
Đối với bên nhận quyền, khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền sẽ tận dụng lợi thế thương hiệu của bên nhượng quyền, tận dụng được nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; giúp bên nhận nhượng quyền giảm bớt thời gian, chi phí trong việc xây dựng thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền còn nhận được sự hỗ trợ của bên nhượng quyền.
b. Trường hợp không cần thiết phải đăng ký nhượng quyền thương mại
Các trường hợp sau đây không cần thiết phải đăng ký nhượng quyền thương mại, thì bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo tới Sở Công Thương.
- Trường hợp thứ nhất là nhượng quyền trong nước.
- Trường hợp thứ 2 là nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
_________
UẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905 102 425
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP Đà Nẵng
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 205 624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe