* Luật sư Phan Thụy Khanh – Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners, trả lời:
Mang thai hộ là một giải pháp có thể giúp những cặp vợ chồng đang gặp khó khăn về khả năng sinh sản có cơ hội được thực hiện thiên chức thiêng liêng là làm cha, làm mẹ. Đây không chỉ là vấn đề y học mà còn liên quan chặt chẽ đến pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mang thai hộ không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà có thể phát sinh những tranh chấp không đáng có. Một trong những tình huống pháp lý phức tạp và nhức nhối là việc bên mang thai hộ không chịu giao con sau khi sinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm của những người trong cuộc, thậm chí nếu giải quyết không khéo có thể tác động lâu dài đến tương lai của đứa trẻ. Hướng giải quyết vấn đề này sao cho đảm bảo vừa đúng quy định pháp luật vừa nhân văn và thấu tình đạt lý là vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác khi họ mong muốn có con nhưng không thể mang thai được. Cha mẹ của đứa bé được sinh ra là bên nhờ mang thai hộ, chứ không phải là bên mang thai hộ. Có 2 hình thức mang thai hộ là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
"22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác."
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Thứ hai, điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên (bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ) và được lập thành văn bản. Đồng thời, để có thể tiến hành việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, các bên cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Đối với cặp vợ chồng là bên nhờ mang thai hộ, phải đủ các điều kiện sau:
Đối với người được nhờ mang thai hộ, phải đủ các điều kiện sau:
Bên cạnh đó, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Thứ ba, bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có quyền từ chối giao con cho bên nhờ mang thai hộ không?
Khoản 1 Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ."
Theo quy định nêu trên, kể từ khi đứa trẻ được sinh ra cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ và chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ. Khi đến thời điểm giao đứa trẻ theo như đã thỏa thuận giữa hai bên, bên mang thai hộ có nghĩa vụ phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ và không có quyền từ chối giao con cho bên nhờ mang thai hộ. Do đó, khi đến thời điểm giao con mà bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ chối giao con cho bên nhờ mang thai hộ thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong tình huống của chị Phương, sau khi sinh con, người mang thai hộ không muốn thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, đồng thời cũng không chịu giao con cho vợ chồng anh chị. Điều này đồng nghĩa, người mang thai hộ đã vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện là giao con cho bên nhờ mang thai hộ theo quy định pháp luật. Hành vi này của người mang thai hộ là trái quy định pháp luật.
Thứ tư, hướng xử lý khi người mang thai hộ không chịu giao con?
Khi đã xác định được hành vi của người mang thai hộ là không hợp pháp, chị Phương có thể lựa chọn 1 trong 2 hướng xử lý như sau:
(1) Thương lượng, hòa giải với người mang thai hộ
Thương lượng và hòa giải là phương án giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, tránh căng thẳng pháp lý không cần thiết cho các bên. Đồng thời, đây còn là phương án nhanh chóng, tiết kiệm và giúp tranh chấp được giải quyết nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho cả hai bên lẫn đứa trẻ. Do đó, chị Phương nên ưu tiên phương án này trước khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án để đảm bảo lợi ích tối đa và đảm bảo an toàn cho cháu bé.
(2) Khởi kiện ra Tòa án buộc người mang thai hộ giao con
Khoản 5 Điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con."
Để có thể khởi kiện ra Tòa án, chị Phương cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
- Bản sao CCCD của người khởi kiện;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng nhờ mang thai hộ;
- Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
- Hồ sơ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc mang thai và sinh con của người mang thai hộ (nếu có);
- Các tài liệu, giấy tờ về việc bên nhờ mang thai hộ chi trả các chi phí chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bên mang thai hộ (nếu có);
- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 03/04/2025.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 01 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
https://www.facebook.com/luatsugioidienban