Luật sư cho cơ quan nhà nước
SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ, DỊCH VỤ LUẬT SƯ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Trong thực tiễn, vai trò của Luật sư không chỉ giới hạn trong việc đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân và doanh nghiệp mà còn mở rộng ra cả các cơ quan nhà nước. Sự chuyên nghiệp và đa dạng của dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư không những là nguồn đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi và uy tín của cơ quan nhà nước, mà còn đóng góp một phần quan trọng vào việc duy trì tính minh bạch và công bằng trong các quá trình quản lý của cơ quan nhà nước. Bài viết ” SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ, DỊCH VỤ LUẬT SƯ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC” dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1.Cơ quan nhà nước là gì?

Khái niệm về cơ quan nhà nước có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một cách đơn giản và thông dụng, cơ quan nhà nước là các tổ chức được thành lập bởi nhà nước, hoặc do nhà nước ủy quyền, để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Cơ quan nhà nước bao gồm các cấp hành chính từ trung ương đến địa phương, các cơ quan thuộc các bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị – xã hội do nhà nước công nhận và hỗ trợ, bao gồm những cơ quan như: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp…

Cơ quan nhà nước là một loại tổ chức hành chính có chức năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhà nước trong một lĩnh vực, địa phương hoặc cấp bậc nhất định, được thành lập, sắp xếp, hoạt động và giải thể theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm đối với nhân dân, cơ quan cấp trên và cơ quan kiểm tra, giám sát của nhà nước.

 

2. Dịch vụ pháp lý là gì, dịch vụ Luật sư là gì?

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến dịch vụ pháp lý, nhưng dưới góc độ chung,Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự hỗ trợ về mặt pháp lý bao gồm những công việc như tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tranh tụng trong các vụ án dân sự, hình sự, hành chính và còn nhiều những dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật cũng quy định chỉ có Luật sư mới được phép cung cấp dịch vụ pháp lý.

Từ khái niệm về dịch vụ pháp lý nêu trên có thể nhận thấy rằng khái niệm về Dịch vụ Luật sư là cách diễn đạt khác của việc cung cấp dịch vụ pháp lý bởi các Luật sư cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý. Luật sư sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

 

3. Sự cần thiết trong việc sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư của cơ quan nhà nước?

Dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư giúp cơ quan nhà nước tối ưu hóa vai trò thực thi, quản lý, điều hành.

Như chúng ta đã biết, pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội; các cơ quan nhà nước là một trong những chủ thể đại diện quyền lực nhà nước, thông qua pháp luật để thực thi và quản lý, điều hành xã hội. Mặc dù  pháp luật là vấn đề không hề xa lạ với cơ quan nhà nước, tuy thế, thực tiễn cho thấy các cơ quan nhà nước đôi lúc cũng rất lúng túng khi sử dụng pháp luật để thực hiện vai trò của mình, nhất là những lĩnh vực không thuộc chuyên môn, chức năng của cơ quan nhà nước đó.

Luật sư chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm dày dạn, trên nhiều lĩnh vực từ dân sự, kinh tế, thương mại, hành chính… sẽ không chỉ giúp cơ quan nhà nước hiểu rõ về các quy định pháp luật mà còn đưa ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề pháp lý phức tạp. Điều này giúp cơ quan nhà nước có góc nhìn, sự tiếp cận đa chiều, từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp, đảm bảo được vị thế và tối ưu hóa vai trò, chức năng theo phân công.

Dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư giúp cơ quan nhà nước đảm bảo an toàn pháp lý khi tham gia vào các giao dịch sử dụng vốn nhà nước.

Ngoài nhiệm vụ quản lý, điều hành của mình, cơ quan nhà nước sẽ còn phải tham gia vào các hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn nhà nước. Lúc này, cơ quan nhà nước phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục của công tác đấu thầu hoặc các quy định có liên quan khác, nhằm thực hiện các hoạt động kinh tế, bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Luật sư là những người được đào tạo chuyên sâu, chính vì vậy họ có khả năng tư vấn và hỗ trợ cơ quan nhà nước đánh giá và giảm thiểu rủi ro pháp lý, từ đó ngăn chặn những vấn đề pháp lý phát sinh.

Dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư bảo vệ cơ quan nhà nước trước những tranh chấp.

Ban hành những quyết định cá biệt là một trong những hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, và một thực tế rằng không phải người dân nào cũng đồng ý, thỏa mãn với những quyết định đó. Lúc này, những vụ kiện hành chính mà cơ quan nhà nước là một bên đương sự, trong tư cách là bên bị kiện, cũng sẽ cần Dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư để bảo vệ quyền lợi trong những tranh chấp đó.

Ngoài ra, vai trò của Luật sư bảo vệ cơ quan nhà nước càng đặc biệt quan trọng trong những vụ án ra tòa quốc tế.

4. Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý gì cho cơ quan nhà nước?

Luật sư, với kiến thức pháp lý sâu rộng và kinh nghiệm thực chiến chuyên sâu, cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý quan trọng giúp cơ quan nhà nước hoạch định và thực thi các quy định pháp luật một cách hiệu quả và công bằng. Các dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp cho cơ quan nhà nước có thể gồm:

Tư vấn pháp lý: Luật sư cung cấp lời khuyên, giải đáp pháp lý, hoạch định các phương án pháp lý cho cơ quan nhà nước về các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp liên quan đến hoạt động và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Luật sư có thể đưa ra đánh giá về tính hợp pháp của quyết định và chính sách cũng như đề xuất các biện pháp pháp lý phù hợp.

Soạn thảo, hiệu chỉnh văn bản: Luật sư hỗ trợ cơ quan nhà nước trong quá trình soạn thảo, xem xét và phê duyệt các dự thảo quy định mới hoặc sửa đổi các quy định hiện hành, các quyết định mang tính chất hành chính...; đưa ra ý kiến chuyên sâu, đánh giá trên nhiều góc độ về tính khả thi và thực tế của các quy định.

Đại diện pháp lý: Luật sư có thể đại diện cho cơ quan nhà nước trong các phiên toà, cuộc họp, thương lượng, giúp bảo vệ quyền lợi của cơ quan nhà nước, đảm bảo rằng mọi quyết định của cơ quan nhà nước là phù hợp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp: Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho cơ quan nhà nước, giải quyết các tranh chấp pháp lý mà cơ quan nhà nước có thể đối mặt. Điều này bao gồm giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước, hoặc các bên liên quan khác một cách công bằng và theo đúng quy trình pháp luật.

Đào tạo, phổ cập, bổ sung kiến thức: Luật sư thường tham gia là diễn giả trong các chương trình giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao kiến thức pháp lý của cán bộ và nhân viên cơ quan nhà nước. Điều này giúp cơ quan nhà nước nâng cao khả năng, hiểu biết và sự vận dụng trong pháp luật.

Sự đa dạng của lĩnh vực pháp lý cũng đặt ra yêu cầu về sự chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng. Các Luật sư chuyên nghiệp có thể cung cấp tư vấn chính xác và chi tiết về các vấn đề pháp lý đặc biệt, giúp cơ quan nhà nước có cái nhìn toàn diện và hiểu rõ về những ảnh hưởng có thể phát sinh từ quyết định của họ.

 

5.Vì sao cơ quan nhà nước cần sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư?

Trong xã hội phức tạp ngày nay, sự hỗ trợ từ Luật sư và việc sử dụng dịch vụ pháp lý của cơ quan nhà nước trở nên ngày càng cần thiết. Điều này xuất phát từ nhiềunguyên nhân mà cơ quan nhà nước không thể không nhìn nhận, trong đó có sự phức tạp, đa dạng và thường xuyên thay đổi của hệ thống pháp luật, cùng với nhiều thách thức mà các cơ quan này thường xuyên phải đối mặt.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan nhà nước là đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật, bởi cơ quan nhà nước là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước, nếu làm sai, không chuẩn sẽ gây nên nhiều hệ lụy. Các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng dẫn đến hệ thống pháp luật ngày càng trở nên phức tạp và thay đổi liên tục, đòi hỏi cơ quan nhà nước phải duy trì sự hiểu biết sâu sắc và liên tục về các vấn đề pháp lý mới.

Phong & Partners, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhiều cơ quan nhà nước, rút ra một số lý do mà cơ quan nhà nước cần sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư như sau:

  • Cơ quan nhà nước cần sự chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư:

Thông thường, các cán bộ chuyên trách làm việc tại có thể giải quyết rất tốt các vấn đề pháp lý của cơ quan có tính chất lặp lại thường xuyên, qua mỗi năm. Do đó, đối với những vấn đề pháp lý quan trọng mà cơ quan nhà nước chưa gặp và chưa có kinh nghiệm xử lý, lãnh đạo cơ quan thường lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực đó để giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất.

  • Cơ quan nhà nước cần có cơ sở để đánh giá vấn đề một cách khách quan:

Khi cán bộ chuyên trách làm việc tại giải quyết một vấn đề pháp lý nào đó có tính chất quan trọng, có thể vì nhiều lý do, kết quả nghiên cứu của họ có thể thiếu khách quan hoặc chưa toàn diện. Điều này có thể dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều về cách giải quyết một vấn đề. Do đó, trong trường hợp này, lãnh đạo cơ quan nhà nước lựa chọn dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư để có cái nhìn khách quan hơn trước khi đưa ra quyết định.

  • Cơ quan nhà nước cần có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định:

Cán bộ chuyên trách làm việc tại thường nhìn nhận vấn đề pháp lý, đặc biệt là các tranh chấp, theo cái nhìn của người trong cuộc. Do đó, khó có thể đánh giá được một cách toàn diện nhiều khía cạnh đểcó thể dự liệu rủi ro và lựa chọn con đường giải quyết phù hợp nhất. Vậy nên, sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ luật sư là sự lựa chọn của nhiều cơ quan nhà nước.

  • Cơ quan nhà nước cần có đơn vị chuyên nghiệp chịu trách nhiệm:

Về mặt pháp lý, lãnh đạo cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm tới cùng đối với các quyết định quan trọng về pháp lý do mình đưa ra. Vậy nên, khi ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, cơ quan nhà nước đã thực hiện việc chuyển trách nhiệm pháp lý này cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Nếu vi phạm dẫn đến thiệt hại, đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

6. Thực tiễn sử dụng dịch vụ pháp lý của cơ quan nhà nước tại một số nước phát triển thế nào?

Không nhiều người biết rằng Luật sư là một trong những bộ phận nòng cốt của chính phủ nước ngoài và Luật sư cho chính phủ (Government Lawyer) cũng là một trong những "nghề trong mơ" của nhiều người theo đuổi ngành luật.

Theo một báo cáo mới nhất của Phòng nghiên cứu Statista vào ngày 3/7/2023, trong năm 2022, ngành có tỷ lệ tuyển dụng luật sư cao nhất ở Hoa Kỳ là dịch vụ pháp lý với gần 435.000 luật sư, và ngành có số lượng luật sư nhiều nhất tiếp theo là chính quyền địa phương, với tổng số khoảng 60.000 người. Đây là những con số rất lớn, phản ảnh tầm quan trọng, sự cần thiết của Luật sư đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.

https://www.statista.com/statistics/1333579/industries-most-lawyers/#:~:text=In%202022%2C%20the%20industry%20with,total%20number%20was%20approximately%2060%2C000

Cơ quan nhà nước thường yêu cầu hỗ trợ từ Luật sư để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tạo điều kiện cho quá trình ra quyết định minh bạch và công bằng. Sự phát triển của xã hội và kinh tế thường đi kèm với hệ thống pháp luật phức tạp, và Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan nhà nước hiểu rõ và thích ứng với những thay đổi này.

Luật sư thường được mời tư vấn về quy định và chính sách pháp luật mới, đóng góp ý kiến chuyên nghiệp và hỗ trợ cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ và minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, thực tiễn sử dụng dịch vụ pháp lý của cơ quan nhà nước tại các nước phát triển tập trung vào sự hợp tác chặt chẽ, đàm phán giải quyết tranh chấp, tư vấn về quy định và chính sách pháp luật, đảm bảo tuân thủ và minh bạch, cũng như thích ứng với môi trường pháp luật ngày càng phức tạp.

 

7. Xu hướng sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư của cơ quan nhà nước tại Việt Nam thế nào?

Chúng ta có thể thấy, trong cơ quan nhà nước đều sẽ có những cán bộ chuyên trách, được đào tạo và có chuyên môn về pháp luật, thường là người trực tiếp xử lý và tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về các quyết sách do cơ quan nhà nước đưa ra. Vì thế, trước nay, thực sự rất hiếm thấy cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư.

Tuy nhiên, xu hướng sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư của cơ quan nhà nước tại Việt Nam đang ngày càng tăng, bởi những lợi ích mà dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư mang lại. Đây là một hướng tư duy mới, cởi mở, phản ánh sự nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước thường ưu tiên sự hợp tác với Luật sư và các chuyên gia pháp lý để đảm bảo rằng mọi quy định và chính sách được thực hiện một cách đúng đắn và minh bạch. Xu hướng này không chỉ liên quan đến việc tư vấn về quy định pháp luật mà còn mở rộng đến việc bảo vệ quyền lợi trong các vụ tranh chấp. Theo thống kê tại Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia https://muasamcong.mpi.gov.vn, có hơn 200 gói thầu trong lĩnh vực tư vấn/phi tư vấn được đăng ký theo hình thức đấu thầu qua mạng khi tìm kiếm với từ khóa “pháp lý” và hơn 20 gói thầu với từ khóa “tư vấn pháp lý”. Giá trị các gói thầu rất đa dạng từ vài chục triệu đến vài chục tỷ tùy vào từng vấn đề pháp lý cụ thể.

Việc hợp tác giữa cơ quan nhà nước và Luật sư tại Việt Nam thường được thể hiện qua các hoạt động như tư vấn về quy định pháp luật mới, đại diện pháp lý, tham gia đàm phán, thương lượng hoặc bảo vệ quyền lợi tại tòa án để giải quyết tranh chấp hành chính. Sự chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng của Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và tính minh bạch của quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

 

8. Quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, đấu thầu đối với các gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư” của cơ quan nhà nước như thế nào?

Tại Việt Nam, cơ quan nhà nước cũng đã có nhiều quy định cụ thể hóa việc lựa chọn nhà thầu, đấu thầu đối với các gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư”.

Gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư” có thể hiểu là một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư được cung cấp bởi một Văn phòng Luật sư, Công ty Luật có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, được lựa chọn bởi các cơ quan nhà nước có nhu cầu thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật.

  • Như vậy, việc lựa chọn nhà thầu, đấu thầu đối với các gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư” của cơ quan nhà nước trước hết cần tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, cụ thể tại Luật Đấu thầu 2023, và các nghị định, thông tư, các quyết định hướng dẫn có liên quan.
  • Các hình thức lựa chọn nhà thầu như đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, đàm phán giá… sẽ được nhà đầu tư (các cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư) áp dụng phù hợp với từng gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư”.
  • Phương thức lựa chọn nhà thầu được quy định cụ thể tại Điều 30, 31, 32, 33 Luật Đấu thầu 2023 với 04 hình thức gồm: phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
  • Về quy trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu 2023 đã quy định khá rõ ràng từ Điều tương ứng với từng phương thức lựa chọn nhà thầu, theo đó, có thể mô hình hóa quy trình lựa chọn nhà thầu như sau:

Bước 1: Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Bước 2: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Bước 3:  Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Bước 4:  Đánh giá hồ sơ dự thầu

Bước 5:  Thương thảo hợp đồng

Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Bước 7: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

  • Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động đấu thầu ngày cảng trở nên phổ biến. Do đó, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn phương thức “ Đấu thầu qua mạng” thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, website: https://muasamcong.mpi.gov.vn/ . Hệ thống giúp nhà thầu tìm kiếm cơ hội đấu thầu; tối ưu hóa công tác chuẩn bị và dự thầu, quản lý toàn bộ hoạt động đấu thầu…; giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, đấu thầu, tối ưu hóa công tác chuẩn bị và dự thầu, quản lý toàn bộ hoạt động đấu thầu…
  • Ngoài ra, trong Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg đã đưa ra Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, trong đó có gói thầu lựa chọn Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam là bị đơn trong các vụ kiện quốc tế. Gói thầu này được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện xây dựng các tiêu chí, điều khoản giao việc, cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư, xác định danh sách (không ít hơn 03) tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư dự kiến được thuê, chỉ lựa chọn vào danh sách các tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư danh tiếng, nhiều kinh nghiệm, ưu tiên các tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư đã tham gia tranh tụng và thắng nhiều vụ kiện quốc tế;

Bước 2:  Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện tổ chức đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư chiếm ưu thế nhất trên cơ sở các tiêu chí, điều khoản giao việc và cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư trong vụ kiện;

Bước 4:  Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện phê duyệt kết quả lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư;

Bước 5: Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện hoàn thiện, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề Luật sư, Luật sư.

 

=============================================

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN

Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Điện thoại: 0282 2125678 – 0905 530 678

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0905 102 425

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP Đà Nẵng

1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Điện thoại: 0905 205 624

3.  Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Website: https://phong-partners.com

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw

https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson

https://www.facebook.com/luatsusontra

https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu

https://www.facebook.com/LuatsuCamLe

Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/