Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”.
Theo đó, căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến dịch vụ pháp lý, nhưng dưới góc độ chung,Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự hỗ trợ về mặt pháp lý bao gồm những công việc như tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tranh tụng trong các vụ án dân sự, hình sự, hành chính; và còn nhiều những dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật cũng quy định chỉ có Luật sư mới được phép cung cấp dịch vụ pháp lý.
Từ khái niệm về dịch vụ pháp lý nêu trên có thể nhận thấy rằng khái niệm về Dịch vụ Luật sư là cách diễn đạt khác của việc cung cấp dịch vụ pháp lý bởi các Luật sư cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng dịch vụ pháp lý. Luật sư sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư không đơn thuần chỉ là những công cụ giúp doanh nghiệp nhà nước tuân thủ pháp luật mà Luật sư còn là đối tác chiến lược, hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro, giúp doanh nghiệp nhà nước giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, cụ thể:
Sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước nhận diện nhanh chóng và toàn bộ các vấn đề pháp lý khác nhau, chẳng hạn như hành vi vi phạm hoặc nguy cơ tranh chấp, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp lời khuyên và hướng dẫn pháp lý cần thiết giúp doanh nghiệp thoát khỏi các tình huống pháp lý hoặc tránh vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý khi tham gia vào các giao dịch sử dụng vốn nhà nước.
Bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nhà nước cũng có nguy cơ đối diện với tranh chấp với đối tác, người lao động hay thậm chí trong nội bộ. Trong những trường hợp như vậy, sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư sẽ là phương án tối ưu, giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp dung hòa hợp lý, trên tinh thần thiện chí, đôi bên cùng có lợi để các bên đạt được thỏa thuận mà không cần đến cơ quan tài phán khác. Điều này cũng giúp doanh nghiệp nhà nước tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, có thể tập trung trí lực vào phát triển kinh doanh và xây dựng sự bền vững.
Nhiều trường hợp xảy ra các vấn đề pháp lý phức tạp, tuy nhiên, các bộ phận pháp chế hoặc lãnh đạo trong doanh nghiệp khó thoát mình ra khỏi vị trí để có cái nhìn khách quan, tìm ra phương án giải quyết. Do đó, việc sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, đánh giá khách quan nhiều khía cạnh, qua đó có thể dự liệu rủi ro và lựa chọn con đường giải quyết phù hợp nhất.
Các khoản nợ khó đòi là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế, có nhiều khoản nợ bản thân doanh nghiệp không thể tự đòi được. Vì vậy, sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi nợ tồn đọng là vô cùng cần thiết. Bằng hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết, Luật sư sẽ tạo ra nhiều cơ hội thành công hơn cho việc thu hồi nợ khó đòi.
Đối với doanh nghiệp, mọi quyết định của lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng và lãnh đạo phải chịu trách nhiệm tới cùng đối với các quyết định quan trọng về pháp lý. Do đó, việc sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước chuyển trách nhiệm pháp lý này cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ phạm vi công việc thực hiện và chịu trách nhiệm bồi thường nếu có vi phạm dẫn đến thiệt hại xảy ra.
Thực tiễn cho thấy rằng, nhiều Doanh nghiệp nhà nước đã có Phòng pháp chế, tuy nhiên, khi phát sinh các vụ việc quan trọng, họ vẫn sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư. Với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhiều Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, chúng tôi đúc kết một số lý do như sau:
Thông thường, Phòng pháp chế một doanh nghiệp có thể giải quyết rất tốt các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp có tính chất lặp lại thường xuyên, qua mỗi năm. Do đó, đối với những vấn đề pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp chưa gặp và chưa có kinh nghiệm xử lý, lãnh đạo Doanh nghiệp nhà nước thường lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực đó để giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất.
Khi Phòng pháp chế giải quyết một vấn đề pháp lý nào đó có tính chất quan trọng, có thể vì nhiều lý do, kết quả nghiên cứu của họ có thể thiếu khách quan. Điều này có thể dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều về cách giải quyết một vấn đề. Do đó, trong trường hợp này, lãnh đạo Doanh nghiệp nhà nước lựa chọn dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư để có cái nhìn khách quan hơn trước khi đưa ra quyết định.
Phòng pháp chế doanh nghiệp thường nhìn nhận vấn đề pháp lý, đặc biệt là các tranh chấp, theo cái nhìn của người trong cuộc. Do đó, khó có thể đánh giá được một cách toàn diện nhiều khía cạnhđể có thể dự liệu rủi ro và lựa chọn con đường giải quyết phù hợp nhất. Vậy nên, sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có doanh nghiệp nhà nước.
Phòng pháp chế, bản chất chỉ là phòng chuyên môn giúp việc cho lãnh đạo. Do đó, về mặt pháp lý, lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tới cùng đối với các quyết định quan trọng về pháp lý của doanh nghiệp. Vậy nên, khi ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện việc chuyển trách nhiệm pháp lý này cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Nếu vi phạm dẫn đến thiệt hại, đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phong & Partners, nhiều năm qua, luôn là điểm tựa pháp lý tin cậy cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Hơn ai hết, Phong & Partners thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; do đó, Luật sư Phong & Partners cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng cho doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp nhà nước quản lý rủi ro pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Các dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp cho doanh nghiệp nhà nước có thể gồm:
Luật sư cung cấp lời khuyên, giải đáp pháp lý, hoạch định các phương án pháp lý cho doanh nghiệp nhà nước từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm: tư vấn pháp luật về đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế, lao động, hành chính...
Luật sư hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước trong quá trình soạn thảo, hiệu chỉnh các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp; các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn chuyên sâu, đánh giá toàn diện trên nhiều góc độ, hạn chế tối thiểu các rủi ro pháp lý.
Luật sư có thể đại diện cho doanh nghiệp nhà nước trong các phiên toà, cuộc họp, thương lượng, giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo rằng mọi quyết định của doanh nghiệp là phù hợp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nhà nước, giải quyết các tranh chấp pháp lý mà doanh nghiệp có thể đối mặt, bao gồm: giải quyết các tranh chấp giữa nội bộ doanh nghiệp; tranh chấp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc bên thứ ba khác một cách công bằng và theo đúng quy trình pháp luật.
Tư vấn, hỗ trợ, đại diện, thực hiện các thủ tục pháp lý như thành lập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể và các thủ tục khác theo quy định pháp luật.
Tư vấn, hỗ trợ, đại diện, thực hiện các thủ tục đăng ký nhằm bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, bằng sáng chế, và bản quyền…; Tư vấn và đại diện giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Tư vấn, đại diện tham gia thương lượng, đàm phán hoặc khởi kiện để thu hồi các khoản nợ nợ xấu, nợ khó đòi cho doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về nguồn vốn kinh doanh.
Ở các nước phát triển, việc sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược quản lý, kinh doanh và phát triển. Môi trường kinh doanh phức tạp đặt ra nhiều thách thức pháp lý và để đối mặt với những tình huống này, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm.
Một số nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, các doanh nghiệp nhà nước thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý để đảm bảo mọi hành động, giao dịch luôn tuân thủ các quy định pháp luật. Không những thế, Luật sư chuyên nghiệp còn giúp doanh nghiệp đánh giá, quản lý rủi ro, tư vấn, giải quyết tranh chấp các vấn đề liên quan hợp đồng, lao động, tranh chấp nội bộ.... đưa ra phương án giải quyết tranh chấp một cách tối ưu và hiệu quả.
Trên thực tế, ở nhiều nước phát triển, việc tích hợp dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư vào chiến lược quản lý của doanh nghiệp nhà nước không chỉ là bước đi hợp lý mà còn là yếu tố góp phần quyết định giữa sự thành công và thất bại trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Trước đây, doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam thường ít sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư, thường xuyên chọn cách tự mình xử lý các vấn đề pháp lý hoặc tìm kiếm giải pháp thông qua nguồn lực nội bộ. Điều này thường xuất phát từ quan điểm truyền thống và niềm tin vào năng lực nội bộ của mình.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư. Xu hướng này không chỉ liên quan đến việc tư vấn về quy định pháp luật mà còn mở rộng đến việc bảo vệ quyền lợi trong các vụ tranh chấp. Theo thống kê tại Hệ thống mạng đầu thầu quốc gia https://muasamcong.mpi.gov.vn, có hơn 200 gói thầu trong lĩnh vực tư vấn/phi tư vấn được đăng ký theo hình thức đấu thầu qua mạng khi tìm kiếm với từ khóa “pháp lý” và hơn 20 gói thầu với từ khóa “tư vấn pháp lý”. Giá trị các gói thầu rất đa dạng từ vài chục triệu đến vào chục tỷ tùy vào từng vấn đề pháp lý cụ thể.
Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư của doanh nghiệp nhà nước ngày càng mở rộng. Xu hướng ngày càng tăng này có thể được giải thích bởi sự phức tạp ngày càng cao của hệ thống pháp luật, cùng với sự thay đổi, tư duy mới mẻ, cởi mở, phản ánh sự nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước.
Nhìn chung, xu hướng sử dụng dịch vụ pháp lý và dịch vụ Luật sư của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đang dần thay đổi từ hiếm khi đến thường xuyên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước cũng đã có nhiều quy định cụ thể hóa việc lựa chọn nhà thầu, đấu thầu đối với các gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư”.
Gói thầu “Cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư” có thể hiểu là một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư được cung cấp bởi một Văn phòng Luật sư, Công ty Luật có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, được lựa chọn bởi các doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật.
Bước 1: Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Bước 2: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu
Bước 5: Thương thảo hợp đồng
Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Bước 7: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Lưu ý:
===============
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0905.503.678
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
Email: phongpartnerslaw.hcmc@gmail.com
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại TP. Đà Nẵng
Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe