SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THU THẬP CHỨNG CỨ THEO CÔNG ƯỚC LA HAY NĂM 1970 VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ HOẶC THƯƠNG MẠI
Được đăng vào 10:47 Ngày 09/03/2022
Với việc hội nhập quốc tế mạnh mẽ và rộng khắp trên thế giới, các giao lưu dân sự, thương mại, đi lại di chuyển xuyên quốc gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân các nước khác nhau ngày càng phổ biến. Trong bối cảnh đó, nhiều vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, hình sự, hành chính có yếu tố nước ngoài phát sinh. Khi cơ quan có thẩm quyền của một nước giải quyết các vụ việc này không chỉ căn cứ vào pháp luật quốc gia, không thể tự mình thực hiện toàn bộ các hoạt động tố tụng mà còn cần sự hỗ trợ, phối hợp của cơ quan thẩm quyền nước ngoài trong quá trình tiến hành một số hành vi tố tụng vượt ngoài lãnh thổ thông qua hoạt động Tương trợ tư pháp (sau đây được viết tắt là TTTP). TTTP trong thời đại ngày nay là một nhu cầu, đòi hỏi khách quan để giải quyết những vấn đề pháp lý xuyên quốc gia. TTTP xuất phát nhu cầu nội tại thiết thực của bản thân mỗi quốc gia đã trở thành trách nhiệm - nghĩa vụ hợp tác của quốc gia xét dưới góc độ pháp luật quốc tế.

Cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện TTTP là điều ước quốc tế giữa các nước và pháp  luật của các nước có liên quan về TTTP. Nếu không có điều ước quốc tế thì việc TTTP thực hiện theo pháp luật của nước được yêu cầu, chủ yếu trên nguyên tắc có đi có lại. 

Trong lĩnh vực dân sự, trên cơ sở quy định pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế về TTTP mà Việt Nam đã ký kết và thực tiễn TTTP với các nước có thể thấy TTTP về dân sự tại Việt Nam được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền của các nước hỗ trợ nhau trong thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt trong lĩnh vực dân sự. Để thực hiện TTTP, các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra yêu cầu bằng văn bản gọi là Uỷ thác tư pháp (sau đây được viết tắt là UTTP). 

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định/Thỏa thuận song phương về TTTP (Hiệp  định) trong lĩnh vực TTTP về dân sự với các quốc gia/vùng lãnh thổ (Danh sách các Hiệp  định xin xem Phụ lục VI) và gia nhập Công ước Tống đạt với 72 thành viên trong đó có hầu hết các nước mà Việt Nam có nhiều nhu cầu tống đạt giấy tờ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Canada…(Danh sách các nước thành viên Công ước Tống đạt xin xem Phụ lục I.

Về thể chế trong nước, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý khá toàn diện cho hoạt động TTTP. Quốc hội đã thông qua Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 (Luật TTTP) và Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi năm 2014). Quốc hội cũng đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 326 có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến TTTP về dân sự. Đặc biệt, ngày 19/10/2016 liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 12 thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định về TTTP trong lĩnh vực dân sự của Luật TTTP. Thông tư liên tịch 12 đã nội luật hóa Công ước Tống đạt, hướng dẫn chi tiết về cách thức, thủ tục trình tự thực hiện hồ sơ UTTP về dân sự phù hợp các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của BLTTDS 2015 và quy định cụ thể cơ chế thu, nộp chi phí UTTP về dân sự. 

Về phạm vi TTTP, Luật TTTP (Điều 10) quy định phạm vi TTTP về dân sự gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP về dân sự; Triệu tập người làm chứng, người giám định; Thu thập, cung cấp chứng cứ; các yêu cầu TTTP khác về dân sự. Các Hiệp định (nội dung về dân sự) quy định phạm vi TTTP gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu TTTP khác về dân sự; trao đổi tài liệu, thông tin giữa các cơ quan tư pháp; công nhận và thi hành các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài và quyết định của  trọng tài nước ngoài. 

Mặc dù theo Luật TTTP và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phạm vi TTTP về dân sự rộng như trên nhưng hoạt động TTTP về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài trên thực tế thời gian qua chủ yếu tập trung vào hoạt động ủy thác tống đạt giấy tờ và ủy thác thu thập chứng cứ. Theo thống kê tại Báo cáo công tác TTTP của Chính phủ trình Quốc hội hàng năm, từ năm 2013 năm 2017, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đã gửi đi nước ngoài tổng cộng 15.485 yêu cầu TTTP, đã tiếp nhận 3921 yêu cầu TTTP của nước ngoài vào Việt Nam. 

Với khối lượng lớn hàng năm các yêu cầu TTTP, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, các tòa án và cơ quan thi hành án dân sự (cấp tỉnh, thành phố) trên toàn quốc đã có rất nhiều nỗ lực để thực hiện các quy định pháp luật trong nước cũng như các điều ước quốc tế về TTTP trong lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác hiện UTTP trong lĩnh vực dân sự vẫn còn những tồn tại hạn chế, cụ thể là: (i) một số lượng hồ sơ UTTP gửi ra nước ngoài còn chưa đáp ứng yêu cầu (về biểu mẫu, ngôn ngữ …) nên bị trả lại để bổ sung, hoàn thiện khiến thời gian thực hiện UTTP bị kéo dài; (ii) nhiều trường hợp thu, nộp và tạm ứng chi phí chưa được thực hiện đúng và đầy đủ; (iii) một số cơ quan thực hiện hồ sơ ủy thác còn chưa nắm rõ các kênh thực hiện (theo Công ước Tống đạt hay theo kênh Hiệp định song phương hoặc áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo kênh ngoại giao) để lựa chọn phương án phù hợp. Những hạn chế, tồn tại này làm giảm hiệu quả thực hiện TTTP, ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án có yếu tố nước ngoài.  

Tổng kết, đánh giá hoạt động TTTP hàng năm của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương cho thấy những hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan có liên quan đến vấn đề thể chế, tổ chức thực hiện, nhân lực, nguồn lực của Việt Nam và cả thực tiễn các nước. Thời gian vừa qua, nhiều quy định của pháp luật trong nước trực tiếp liên quan đến TTTP về dân sự mới được ban hành và đi vào thực thi như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Thông tư liên tịch số 12, cùng với đó là Công ước Tống đạt chính thức có hiệu lực với Việt Nam cũng khiến cho nhiều cơ quan thực hiện UTTP lúng túng, bỡ ngỡ khi lập và thực hiện hồ sơ UTTP. Đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền địa phương gặp khó khăn trong việc lập hồ sơ và gửi hồ sơ cho các nước thành viên Công ước Tống đạt do bên cạnh các quy định chung của Công ước thì các nước thành viên lại có những yêu cầu khác nhau về thành phần hồ sơ, ngôn ngữ, chi phí, đầu mối tiếp nhận các yêu cầu UTTP gửi đến nước mình.  

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng một tài liệu hướng dẫn chi tiết việc áp dụng quy định pháp luật trong nước và điều ước quốc tế về TTTP trong lĩnh vực dân sự để hỗ trợ cho các cán bộ trực tiếp thực hiện UTTP là cần thiết. Sổ tay sẽ tập trung hướng dẫn về Công ước thu thập chứng cứ năm 1970 trong tương quan so sánh với các hoạt động ủy thác tư pháp khác để cán bộ thực hiện có thể phân biệt rõ ràng các yêu cầu ủy thác tư pháp khác nhau, thực hiện đúng yêu cầu của Công ước. 

 

 

Link tải về: https://drive.google.com/file/d/1kvg8vqiUl1XUSDZEObddUGmQLsqZa9KV/view?usp=sharing

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/