GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN CÓ KỲ HẠN VÀ KHÔNG CÓ LÃI
Được đăng vào 10:40 Ngày 28/04/2022
Đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không có tính lãi thì bên cho vay không được quyền khởi kiện đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu bên vay không đồng ý. Việc khởi kiện của người cho vay tài sản trong trường hợp này, thông thường Tòa án sẽ ban hành thông báo trả lại đơn khởi kiện với lý do chưa có đủ điều kiện khởi kiện vì chưa tới kỳ hạn trả nợ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có tính lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý”.

Như vậy, đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không có tính lãi thì bên cho vay không được quyền khởi kiện đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu bên vay không đồng ý. Việc khởi kiện của người cho vay tài sản trong trường hợp này, thông thường Tòa án sẽ ban hành thông báo trả lại đơn khởi kiện với lý do chưa có đủ điều kiện khởi kiện vì chưa tới kỳ hạn trả nợ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

 

Bất cập từ thực tiễn

Ngày 27/10/2021, do là chỗ anh em ruột với nhau và ông Trần Văn H. có nhu cầu mượn tiền để làm ăn nên ông H. và ông Trần Văn T. có lập hợp đồng vay tiền với nhau. Theo đó, ông H. có vay tiền của ông T. với số tiền là 500 triệu đồng, không có tính lãi, thời hạn để ông H. trả tiền cho ông T. là 12 tháng kể từ ngày vay tiền.

Tuy nhiên, đến tháng 01/2022 thì ông T. phát hiện mình bị bệnh ung thư, cần tiền để điều trị bệnh nên ông T. đã yêu cầu ông H. trả tiền trước hạn nhưng ông H. không đồng ý. Từ đó dẫn đến hai bên phát sinh tranh chấp, ông T. đã khởi kiện ông H. ra Tòa án để yêu cầu ông H. trả số tiền đã vay.

Sau khi xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo, Tòa án đã ban hành thông báo trả lại đơn khởi kiện của ông T. với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Sau đó, ông T. đã khiếu nại đến chánh án Tòa án hai cấp và các cấp đều giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện. Các cấp tòa đều nhận định: “Hợp đồng vay tài sản giữa ông Trần Văn H. và ông Trần Văn T. được lập vào ngày 27/10/2021 là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không tính lãi nên ông T. chỉ được khởi kiện yêu cầu ông H. trả tiền trước kỳ hạn khi ông H. đồng ý theo quy định tại khoản 1 Điều 470 của Bộ luật Dân sự 2015”.

Như vậy, nếu chỉ căn cứ vào khoản 1 Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi, bên cho vay không thể khởi kiện yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước kỳ hạn nếu bên vay không đồng ý. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của bên cho vay trong một số trường hợp như: Bên cho vay tiền cần thu hồi số tiền đã cho vay để sử dụng nhu cầu cấp bách, thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của gia đình người cho vay tiền hoặc trong trường hợp bên vay tiền có dấu hiệu tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ, không còn tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Theo tác giả, việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án đối với đơn khởi kiện của ông T. là chưa thấu tình, đạt lý. Trong trường hợp này, Tòa án có thể áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo đó, ông T. sẽ khởi kiện ông H. để yêu cầu chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 420 và Điều 422 và yêu cầu đòi lại tài sản là số tiền 500 triệu đồng. Đồng thời, Tòa án cần phải thụ lý giải quyết vụ án này để giải quyết yêu cầu cấp bách của ông T., bảo đảm sức khỏe, tính mạng của ông T.

 

Đề xuất, kiến nghị

Từ thực tiễn nêu trên, thiết nghĩ Tòa án nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng: Tòa án phải thụ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và không có lãi, khi người cho vay tài sản khởi kiện trước kỳ hạn và người vay tài sản không đồng ý để giải quyết yêu cầu cấp bách thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của gia đình người cho vay tài sản hoặc trong trường hợp bên vay có dấu hiệu tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ, không còn tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.      

 

Theo: Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/