NGÂN HÀNG PHÁ SẢN THÌ NGƯỜI GỬI TIỀN CÓ NHẬN LẠI ĐƯỢC TIỀN?
Được đăng vào 12:06 Ngày 14/10/2022
Gửi tiền vào ngân hàng có thực sự an toàn? Khi nào ngân hàng bị tuyên bố phá sản? Ngân hàng phá sản thì người gửi tiền có nhận lại được tiền? Phong & Partners sẽ làm rõ nội dung này thông qua bài viết dưới đây.

1. Khi nào Ngân hàng bị tuyên bố phá sản?
Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án. Theo đó, một Ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi Ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) quy định về việc phá sản của Ngân hàng như sau:

  • Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
  • Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.

 

2. Ngân hàng phá sản thì người gửi tiền có nhận lại được tiền?

Điều 100 Luật Phá sản 2014 quy định Ngân hàng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản.

Theo Điều 101 Luật Phá sản 2014 khi Ngân hàng phá sản, các tài sản còn lại của Ngân hàng đó sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng cụ thể lần lượt như sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Như vậy, khi Ngân hàng bị tuyên bố phá sản thì phải phải hoàn trả khoản vay đặc biệt theo Điều 100 Luật Phá sản 2014, các tài sản còn lại của Ngân hàng sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT và các quyền lợi của người lao động, sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

 

3. Số tiền người gửi tiền sẽ nhận được khi Ngân hàng bị phá sản?

Khi ngân hàng bị tuyên bố phá sản thì người gửi tiền có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của Ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, việc phá sản ngân hàng gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người gửi tiền bởi theo nguyên tắc, Ngân hàng phá sản là không đủ khả năng thanh toán. Do vậy, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.

  1. Điều 5 Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 19/8/2013 Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định các Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  2. Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012; Điều 1 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 quy định khi Ngân hàng phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ là người hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức mà Ngân hàng tham gia bảo hiểm.
  3. Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 quy định cụ thể số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).

 

Như vậy, nếu Ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa là 125.000.000 đồng triệu đồng.

=================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425

          CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624

          CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099

          CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269

Tel: 0236.3822678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com/

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/