NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ - TỪ PHÁP LUẬT ĐẾN THỰC TIỄN
Được đăng vào 14:38 Ngày 19/04/2022
Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên gỡ tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập.“Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của bên kia dưới sự điều khiển, quyết định của Chủ tọa phiên tòa với vai trò trung gian, trọng tài. ”

Bản chất của tranh tụng là quá trình xác minh, làm rõ công khai và tranh luận giữa các bên dưới sự điều khiển của Tòa án để phân tích, thẩm định, đánh giá chứng cứ nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, tạo cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đúng pháp luật, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.

Vì vậy, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng nói chung và xét xử nói riêng, là dấu hiệu đặc trưng của nền tư pháp dân chủ, bình đẳng, công bằng và minh bạch.

Với tầm quan trọng đó, việc bảo đảm và nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong hoạt động cải cách tư pháp thời gian qua. Điều này được thể hiện rõ nét qua Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp thời gian tới, theo đó yêu cầu việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định; Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược đẩy mạnh tư pháp đến năm 2020 nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

 

I. Các điểm đổi mới tiến bộ của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) về tranh tụng trong xét xử

Theo xu hướng phát triển tiến bộ của pháp luật tố tụng và trên tinh thần cải cách tư pháp của Nhà nước, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” được quy định rõ trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013[1]. Đây là vấn đề chưa từng được nhắc đến rõ ràng hoặc không được quy định trong Hiến pháp từ 1946 đến Hiến pháp 1992.

Cụ thể hóa nguyên tắc này, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” vào hệ thống nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự[2]. Điều 26 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc tranh trụng trong xét xử được bảo đảm như sau:

“Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.”

Theo đó, nội dung nguyên tắc không dừng lại ở xác định tranh tụng xét xử tại phiên tòa mà còn bao quát trong tất cả quá trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố cho đến xét xử để bảo đảm bên buộc tội và bên bào chữa được quyền bình đẳng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu và các tình tiết vụ án để làm rõ sự thật khách quan của vụ án trước khi vào cuộc tranh tụng. Chỉ như vậy thì nguyên tắc tranh tụng trong xét xử mới thật sự được bảo đảm và hiệu quả.

Để bảo đảm nguyên tắc này thì phiên tòa hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định BLTTHS (Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, người bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người khác) để trình bày ý kiến, phục vụ quá trình xét hỏi và tranh luận trực tiếp tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án. Đồng thời, Tòa án tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa được thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình, các bên được tranh tụng một cách dân chủ, bình đẳng trước Tòa án nhưng không chèn ép hoặc có những hành vi gây cản trở trong việc tranh tụng. Mọi chứng cứ và vấn đề có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày công khai, tranh luận đến cùng và làm rõ trực tiếp tại phiên tòa để tránh gây oan sai người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của bị hại và người liên quan. Khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định, phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, từng bước xóa bỏ thực trạng “án tại hồ sơ”. Các quy định này không những nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử mà còn bảo đảm nguyên tắc xét xử trực tiếp; nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.

Ngoài ra, cùng với việc bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, BLTTHS năm 2015 có nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ để bảo đảm nguyên tắc này được thực thi, tiêu biểu như:

  • Quy định rõ về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa tại Mục V Chương XXI BLTTHS năm 2015 để bảo đảm quyền bình đẳng, dân chủ của bị cáo, người bào chữa trong quá trình xét hỏi; xem xét vật chứng; đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tình tiết có giá trị giải quyết vụ án tại phiên tòa; đặc biệt quy định rất cụ thể, rõ ràng về quá trình tranh luận tại phiên tòa (người bào chữa, bị cáo được quyền tranh luận đến cùng đối với từng vấn đề liên quan đến vụ án, Kiểm sát viên có trách nhiệm đưa ra chứng cứ, lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến bị cáo, người bào chữa; Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tranh luận trình bày hết ý kiến, yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa và người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận);
  • Quy định bổ sung các quyền và cách thức thực hiện các quyền của người bào chữa nhằm tạo sự bình đẳng và các điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia các hoạt động tố tụng hình sự như gặp, hỏi người bị buộc tội (mà không phụ thuộc vào kế hoạch hỏi cung của Điều tra viên); có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác; được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác (mà không cần đề nghị); đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền độc lập trong thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản…
  • Quy định bổ sung các quyền và cách thức thực hiện các quyền của người bị buộc tội nhằm bảo đảm quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa như giải thích, thông báo quyền nhờ người bào chữa; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị giám định, định giá tài sản; đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu…
  • Quy định rõ các trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và các trình tự, thủ tục trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để bảo đảm việc tranh tụng trong xét xử.

Từ đó, có thể khẳng định việc bổ sung “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” vào hệ thống nguyên tắc tố tụng hình sự và cụ thể hóa nguyên tắc này vào các điều luật trong từng giai đoạn tố tụng là sự đổi mới và tiến bộ rất lớn của BLTTHS năm 2015 cũng như trong công cuộc cải cách tư pháp của Nhà nước ta, góp phần bảo đảm tính công khai, dân chủ, công bằng, bình đẳng trong hoạt động tư pháp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.

 

II. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong việc xét xử các vụ án hình sự

a. Những điểm tích cực

Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” được quy định trong BLTTHS 2015 đã đạt được những kết quả tích cực trong các phiên toà hình sự. Nhiều Tòa án quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa; sao chụp hồ sơ vụ án; xem xét nghiêm túc các đề nghị của người bào chữa và thực hiện tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định pháp luật để làm rõ sự thật vụ án; tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do Luật sư cung cấp, chuyển cho Viện kiểm sát xem xét và có đánh giá về giá trị của chứng cứ ngay tại phiên tòa. Trong quá trình xét hỏi, nhiều Hội đồng xét xử tôn trọng và bảo đảm quyền được hỏi của người bào chữa để làm rõ những tình tiết liên quan đến việc bào chữa. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ, nhiều Hội đồng xét xử bảo đảm quyền bình đẳng của người bào chữa trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, các vật chứng, tài liệu được đưa ra xem xét, đánh giá công khai tại phiên tòa. Trong giai đoạn tranh luận, nhiều Hội đồng xét xử đã phổ biến những điểm quan trọng trong tranh luận tại phiên tòa theo Điều 322 BLTTHS và tạo điều kiện cho người bào chữa, bị cáo, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến của mình mà không hạn chế thời gian tranh luận; yêu cầu Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ tài liệu, lập luận từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa để làm sáng tỏ tình tiết vụ án. Nhiều Hội đồng xét xử đã quan tâm đến việc phản ánh trung thực diễn biến tranh tụng thông qua ghi nhận tại Biên bản phiên tòa. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, bảo đảm tính khách quan, công bằng, đúng pháp luật, bảo đảm các quyền của bị cáo.

Bên cạnh đó, “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” đã góp phần tạo thuận lợi cho người bào chữa tham gia sâu và rộng trong các giai đoạn tố tụng hình sự. Do đó, số lượng các vụ án hình sự có Luật sư tham gia liên tục tăng qua các năm, theo Báo Lao động, từ năm 2015 đến ngày 31/12/2020 số lượng người bào chữa tham gia vụ án hình sự trên cả nước là 81.072, trong đó có 37.503 vụ án hình sự chỉ định người bào chữa và 43.509 vụ án hình sự được khách hàng mời.[3] Điều này vừa khẳng định vai trò của người bào chữa là không thể thiếu trong các phiên tòa hình sự, vừa là biểu hiện của nền tư pháp dân chủ, công bằng, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

b. Những điểm bất cập:

Thế nhưng, trong thực tiễn hoạt động xét xử vẫn tồn tại không ít những phiên tòa không bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; thực hiện tranh tụng mang tính hình thức; hạn chế, cản trở việc thực hiện quyền bình đẳng trong tranh tụng của người bào chữa, người bị buộc tội, làm ảnh hưởng đến tính khách quan và đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án, một số bất cập vẫn còn phổ biến như:

  • Một là, trong một số vụ án vẫn tồn tại hiện tượng Cơ quan điều tra, Tòa án và Viện kiểm sát hoặc Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên “họp nội bộ” để thống nhất quan điểm giải quyết vụ án, định tội bị cáo trước khi xét xử. Đây là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tố tụng, không những phá vỡ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử mà còn đi ngược lại nguyên tắc xét xử độc lập, xét xử trực tiếp, nguyên tắc suy đoán vô tội và các nguyên tắc tố tụng hình sự quan trọng khác.
  • Hai là, BLTTHS không quy định về biện pháp áp dụng trách nhiệm đối với trường hợp Kiểm sát viên không thực hiện nghĩa vụ đối đáp, tranh luận đến cùng tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Dẫn đến trong một số phiên toà, Kiểm sát viên tranh luận hình thức, né tránh những vấn đề mà người bào chữa nêu ra trái với quan điểm của Kiểm sát viên hoặc trả lời không đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề đang tranh luận hoặc không đưa quan điểm đối đáp bằng cách “bảo lưu quan điểm luận tội”. Do đó, chất lượng và kết quả tranh tụng trong một chừng mực bị hạn chế.
  • Ba là, trong một số phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa chưa điều hành tốt quá trình tranh tụng tại phiên tòa; hạn chế quyền hỏi của người bào chữa; chưa thực sự chú ý đến những tình tiết, chứng cứ mới của vụ án nên những vấn đề mâu thuẫn trong vụ án chưa được làm sáng tỏ; cắt ngang hoặc hạn chế quyền tranh luận, đối đáp của người bào chữa, làm cho người bào chữa không thể trình bày một cách toàn diện các quan điểm bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án, làm mất quyền bình đẳng trong tranh tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bào chữa và người bị buộc tội.
  • Bốn là, trong một số vụ án, Hội đồng xét xử không coi trọng đúng mực kết quả tranh tụng tại phiên toà. Sau khi xét hỏi, tranh luận và đối đáp đã phát sinh các chứng cứ mới nhưng bản án, quyết định của Tòa án chưa xem xét, đánh giá dẫn đến tiềm ẩn phát sinh oan, sai trong tố tụng. Những tình tiết quan trọng và chứng cứ gỡ tội mà người bào chữa đưa ra có trường hợp không được Hội đồng xét xử quan tâm xem xét, chấp nhận và chưa được đề cập trong bản án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Một số bản án, quyết định của Tòa án chưa xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
  • Năm là, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tranh tụng tại phiên tòa chưa đúng với tinh thần tranh tụng đó là yếu tố năng lực và đạo đức của luật sư (người bào chữa nói chung). Bên cạnh những luật sư giỏi về chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt thì vẫn còn một bộ phận vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đối đáp, tranh luận trực tiếp, dẫn đến sự tẻ nhạt và không đi vào trọng tâm của vấn đề khi tham gia các phiên tòa. Hơn nữa, trong các phiên tòa mời luật sư chỉ định thì nhiều trường hợp bào chữa mang tính hình thức nên chất lượng tham gia tranh tụng thấp.

 

III. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nguyên tắc tranh luận trong xét xử, nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa

Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, chúng tôi đề xuất, kiến nghị như sau:

Một, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chỉ đạo quyết liệt đối với Tòa án, Viện kiểm sát cấp dưới, Thẩm phán, Kiểm sát viên, các cán bộ khác trong hệ thống Tòa án, Viện kiểm sát phải chấm dứt ngay tình trạng họp liên ngành, họp nội bộ để thống nhất quan điểm giải quyết vụ án, định tội bị cáo trước khi xét xử; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Hai, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên về kỹ năng xét hỏi, tranh tụng, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng của bị cáo tại phiên tòa; quán triệt nguyên tắc suy đoán vô tội đến Kiểm sát viên để chấm dứt tình trạng một bộ phận Kiểm sát viên có định kiến với bị cáo, coi họ đã là tội phạm khi chưa qua xét xử, làm ảnh hưởng đến việc đánh giá các chứng cứ, tình tiết vụ án một cách khách quan, công tâm của Kiểm sát viên. Đồng thời, Cơ quan có thẩm quyền cần quy định biện pháp áp dụng trách nhiệm đối với Kiểm sát viên trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ đối đáp tại phiên tòa.

Ba, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Thẩm phán kỹ năng điều hành tranh tụng tại phiên tòa; nâng cao trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa trong điều hành phiên tòa theo hướng tranh tụng bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan. Các cơ quan giám sát hoạt động Tòa án (Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận) tăng cường hoạt động giám sát Tòa án để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm của Chủ tọa phiên tòa trong nhiệm vụ điều hành phiên tòa làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, ảnh hưởng quyền bình đẳng của người tham gia tố tụng. Có thể ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa để phục vụ công tác giám sát phiên tòa.

Bốn, để nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm thì cần bảo đảm thực hiện  các nguyên tắc cơ bản khác trong tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc suy đoán vô tội. Với nguyên tắc này, đòi hỏi Hội đồng xét xử phải coi bị cáo là người chưa có tội cho đến khi chứng minh theo trình tự tố tụng và bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, Hội đồng xét xử mới coi trọng quá trình xét hỏi, tranh luận và đối đáp giữa Kiểm sát viên và người bào chữa, bị cáo; xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện từng chứng cứ, cả chứng cứ định tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo để tìm ra sự thật vụ án, phán quyết chính xác, tránh oan, sai người vô tội. Nếu thông qua việc xét hỏi công khai, tranh luận và đối đáp tại phiên tòa, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì Hội đồng xét xử phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội theo quy định.

Năm, các Luật sư thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp, giữ vững đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, rèn luyện kỹ năng xét hỏi, đối đáp, tranh luận tại phiên tòa. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp, với khách hàng, có ý thức bảo vệ công lý, lẽ phải. Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Luật sư các nghiệp vụ và kỹ năng tranh trụng tại phiên toà.

Luật sư Đặng Văn Vương

Xuân Thoại

- VPLS Phong & Partners -

 

Bài viết được đăng trên: Tạp chí Luật sư Việt Nam số 4 tháng 4-2022

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/