Nếu bạn đọc bài viết này để chuẩn bị cho việc ly hôn thì trước khi tìm hiểu những vấn đề pháp lý, Phong & Partners mong muốn bạn đọc hết một đoạn thơ trong bài “Hai chị em” của Vương Trọng:
Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!
Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.
Bố mẹ phải đi từ sáng, khác mọi hôm
Không nấu nướng và không hề trò chuyện
Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?
1. Trường hợp yêu cầu Toà án công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ), ly hôn được xem là thuận tình khi:
2. Trường hợp khởi kiện ly hôn
Khi hai bên không thỏa thuận được với nhau về một trong các vấn đề liên quan như quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, phân chia tài sản,… thì khởi kiện ly hôn là điều cần làm. Người có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết ly hôn theo Điều 51 Luật HNGĐ bao gồm:
Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Điều kiện để được Toà án giải quyết ly hôn
Theo quy định Điều 56 Luật HNGĐ thì Toà án chỉ thụ lý đối với việc ly hôn đơn phương khi có một trong các điều kiện dưới đây:
4. Cách xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 33 Luật HNGĐ bao gồm:
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
5. Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Nguyên tắc của của Luật Hôn nhân gia đình trong việc phân chia tài sản khi ly hôn là ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hôn nhân, tuy nhiên trong trường hợp không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo đó, Điều 59 Luật HNGĐ quy định tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
Trường hợp tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
6. Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn
Khi hai vợ chồng chung sống sẽ có những nghĩa vụ phát sinh mà hai vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới giải quyết. Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản theo Điều 37 Luật HNGĐ như sau:
7. Quyền nuôi con khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật. Việc xác định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con được căn cứ theo Điều 81 Luật HNGĐ:
8. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn là một trong những nghĩa vụ bắt buộc người bố hoặc mẹ phải thực hiện sau khi ly hôn. Cụ thể nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Điều 82 Luật HNGĐ như sau:
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
9. Quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con
Sau khi ly hôn, các bên (vợ hoặc chồng) vẫn có quyền khởi kiện để tòa án thay đổi phán quyết đã tuyên về quyền nuôi con căn cứ theo Điều 84 Luật HNGĐ:
Trong một số trường hợp, nếu cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể mail hoặc điện thoại để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư của PHONG & PARTNERS.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com/