SỰ VẮNG MẶT CỦA ĐƯƠNG SỰ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI
Được đăng vào 18:01 Ngày 01/06/2022
Từ phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về xét xử vắng mặt đương sự tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, tác giả nêu kết quả nghiên cứu và đề xuất định hướng thay thế Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP về vấn đề viện dẫn, chứng minh sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; hoãn phiên tòa và triệu tập hợp lệ các đương sự…

1.Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về xét xử vắng mặt đương sự tại phiên tòa sơ thẩm

1.1.Các trường hợp xét xử vắng mặt đương sự

Căn cứ Điều 227, 228 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, Tòa án giải quyết vụ án trong các trường hợp đương sự vắng mặt như sau:

Thứ nhất, tại lần triệu tập hợp lệ thứ nhất đến phiên tòa sơ thẩm: Đương sự vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vẫn xét xử.

Việc xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa còn được áp dụng tương tự hướng dẫn tại các điều 27, 28 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (Nghị quyết số 05/2012), dù có hay không lý do chính đáng. Trường hợp đương sự vắng mặt mà không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, Tòa án vẫn tiến hành xét xử nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Có một hoặc một số đương sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một hoặc một số đương sự có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt và các đương sự còn lại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự còn lại vẫn có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; (ii) Tất cả các đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án đều có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ để giải quyết theo quy định pháp luật.

Thứ hai, tại lần triệu tập hợp lệ thứ hai đến phiên tòa sơ thẩm: Đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

- Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.

- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.

- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

 

1.2.Hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt

Trên cơ sở xác định yêu cầu, địa vị pháp lý của các đương sự và ở từng trường hợp vắng mặt của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm khác nhau, pháp luật tố tụng dân sự quy định về hậu quả pháp lý khác nhau như sau:

Thứ nhất, các trường hợp Tòa án tiếp tục xét xử vắng mặt khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm:

- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện tham gia phiên tòa thì những người này có thể đại diện cho đương sự tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

- Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015.

- Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa, sau đó bỏ về mà không có lý do chính đáng thì có thể suy đoán là họ đã tự từ bỏ quyền của mình. Khi đó, Tòa án tiếp tục xét xử vụ án và coi đương sự đó vắng mặt. Nếu do tình trạng sức khỏe hoặc sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt.

Thực tế, khi Tòa án tiếp tục xét xử thì tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (đặc biệt là Thẩm phán) luôn hỏi các đương sự có mặt là có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận, ghi vào biên bản phiên tòa và quyết định công nhận sự thỏa thuận này sẽ có hiệu lực (Điều 213 BLTTDS năm 2015). Đương sự vắng mặt vẫn có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Thứ hai, hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án phải hoãn phiên tòa.

Vì tính chất quan trọng khi tham gia phiên tòa của các chủ thể trong quan hệ tố tụng, các trường hợp Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa được quy định tại Điều 227 BLTTDS năm 2015.

Thứ ba, hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.

Tại lần triệu tập thứ hai, nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa và không yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trong trường hợp này, có thể suy đoán là họ đã từ bỏ việc khởi kiện, đối tượng của vụ án không còn tồn tại, do vậy việc giải quyết vụ án cần chấm dứt. Khi đó, số tiền tạm ứng án phí nguyên đơn đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước, nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn và hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án vẫn phải xem xét để giải quyết các yêu cầu này. Lúc này, có thể bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.

 

1.3.Việc ban hành các quyết định của Tòa án khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm

Tương ứng với từng trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án ban hành các quyết định phù hợp, cụ thể:

Đương sự vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc có lý do chính đáng thì Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt theo quy định và thực hiện đầy đủ theo các thủ tục được đề ra. Tòa án vẫn tiến hành xét xử và ra bản án sơ thẩm. Trường hợp trong phiên tòa có công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án thì Tòa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo Điều 246 BLTTDS năm 2015.

Nếu hoãn phiên tòa thì Tòa án ban hành quyết định hoãn phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa; Tòa án gửi ngay cho người vắng mặt và Viện kiểm sát cùng cấp quyết định hoãn phiên tòa.

Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án: Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa (bị coi là từ bỏ việc khởi kiện); bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa (bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa (bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập).

 

2.Một số vấn đề cần trao đổi và kiến nghị

Nghị quyết số 05/2012 cho đến nay chưa có hướng dẫn thay thế khi áp dụng BLTTDS năm 2015. Trên thực tế, việc áp dụng tương tự hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012 để giải quyết các trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm vẫn tồn tại một số vướng mắc cần có hướng dẫn thi hành. Cụ thể như sau:    

2.1.Việc viện dẫn và chứng minh sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012 có điểm hợp lý khi quy định: “… đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã chuẩn bị tham gia phiên tòa xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với họ trước thời điểm Tòa án mở phiên tòa hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Tòa án để tham gia phiên tòa (do thiên tai, địch họa, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,…) nên họ không thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, thì Tòa án cũng hoãn phiên tòa”. Quy định này cần được kế thừa trong hướng dẫn thay thế Nghị quyết số 05/2012 về việc thi hành BLTTDS năm 2015.

Tuy nhiên, hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012 chỉ dừng lại ở quy định “trường hợp do Tòa án không nhận được thông báo từ phía đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vụ án vắng mặt họ, nếu sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, đương sự có khiếu nại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên tòa là do sự kiện bất khả kháng, thì khiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thẩm”. Theo đó, Nghị quyết này vẫn bỏ ngỏ trường hợp đương sự viện dẫn sự kiện bất khả kháng tại phiên tòa nhưng không đủ chứng cứ chứng minh; chưa thống nhất về trường hợp xem xét ở thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị do đương sự vắng mặt tại phiên tòa do sự kiện bất khả kháng khi Tòa án không nhận được thông báo và vẫn tiến hành xét xử họ tại phiên tòa sơ thẩm. Nhìn chung, quy định về sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan còn chưa rõ ràng, khó hiểu và không bao quát được thực tế. Điều này dẫn tới những kết quả giải quyết khác nhau của Tòa án các địa phương với cùng một sự kiện pháp lý. Đồng thời, tại thời điểm đương sự vắng mặt, Tòa án vẫn chưa có cơ sở để xác định việc vắng mặt là có hay không có lý do chính đáng nên khó có thể đưa ra quyết định chính xác. Để thống nhất trong thực tiễn xét xử, chúng tôi cho rằng, khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015 cần được hướng dẫn trong Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 05/2012 theo hướng:

Thứ nhất, trong trường hợp đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo khoản 2 Điều 220 BLTTDS năm 2015, đã được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập đến phiên toà theo các điều từ 174 đến 181 BLTTDS năm 2015 và họ đã chuẩn bị tham gia phiên xét xử, nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra vào trước thời điểm Tòa án mở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Tòa án để tham gia phiên toà (do thiên tai, địch họa, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,…) nên không thể có mặt tại phiên tòa thì Tòa án cũng hoãn phiên tòa.

Thứ hai, khi các chủ thể tố tụng có quyền viện dẫn sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan tại phiên tòa nhưng không đủ chứng cứ chứng minh thì Tòa án bác bỏ các căn cứ về sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, trường hợp Tòa án không nhận được thông báo từ phía đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ, nếu vụ án được xem xét theo thủ tục phúc thẩm, đương sự kháng cáo và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm do sự kiện bất khả kháng thì vụ án được xác định có “vi phạm nghiêm trọng khác” về thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây là căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 310 BLTTDS năm 2015 (hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm).

Thứ tư, trường hợp Tòa án không nhận được thông báo từ phía đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, đương sự có khiếu nại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên tòa do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thì khiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thẩm.

 

2.2.Hoãn phiên tòa và triệu tập hợp lệ các đương sự

 Hoãn phiên tòa là việc chuyển phiên tòa từ thời điểm đã định sang thời điểm khác muộn hơn. Do tính chất quan trọng về địa vị tố tụng của đương sự mà pháp luật tố tụng dân sự phải quy định cụ thể về các trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định chung chung là triệu tập đương sự hợp lệ lần thứ nhất, lần thứ hai. Theo chúng tôi, việc triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, lần thứ hai không nên hiểu đơn thuần theo thứ tự số học, mà luôn phải gắn với hai điều kiện: (i) Triệu tập hợp lệ; (ii) Đương sự vắng mặt. Do đó, sự vắng mặt lần thứ nhất của đương sự được hiểu là khi đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng đương sự vắng mặt; vắng mặt lần thứ hai được hiểu là khi triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 cũng chưa quy định rõ là khi triệu tập hợp lệ đến lần thứ ba, thứ tư… và đương sự có viện dẫn sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án giải quyết như thế nào? Nếu hoãn phiên tòa thì được hoãn bao nhiêu lần khi đương sự viện dẫn sự kiện bất khả kháng, không ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên tòa, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt và các đương sự không rút đơn khởi kiện/đơn phản tố/đơn yêu cầu độc lập? Ngoài ra, cần hiểu là về nguyên tắc Tòa án triệu tập hợp lệ hai lần hay tính hai lần cho từng đương sự khác nhau? Bởi nếu tính hai lần cho từng đương sự thì trường hợp vụ án có nhiều đương sự, Tòa án có thể phải hoãn phiên tòa nhiều lần do các đương sự vắng mặt có lý do chính đáng, không có người đại diện, dẫn đến thời gian xét xử kéo dài. Tuy nhiên, nếu quy định chỉ triệu tập hai lần thì không bình đẳng cho các đương sự về quyền tham gia tố tụng.

Vì vậy, để giải quyết các vướng mắc trên, khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015 nên quy định là: “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai trở đi...” để xác định các trường hợp triệu tập hợp lệ lần thứ ba, thứ tư… đều áp dụng tương tự. Ngoài ra, nên hướng dẫn về số lần vắng mặt cho từng đương sự trong vụ án để có thể đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng.

 

2.3.Về hậu quả pháp lý khi đương sự vắng mặt, các đương sự khác thỏa thuận thành về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm

Thực tiễn áp dụng Điều 246 BLTTDS năm 2015 về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự còn vướng mắc trong trường hợp các đương sự có mặt thỏa thuận ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt; trường hợp ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản. Như vậy, việc đồng ý bằng văn bản chính là sự thừa nhận của đương sự vắng mặt đối với kết quả hòa giải và tất nhiên là họ phải chịu hậu quả pháp lý cho việc đồng ý này.

Tuy nhiên, Điều 246 BLTTDS năm 2015 lại không quy định áp dụng tương tự khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015. Trường hợp này Tòa án sẽ ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay chỉ ghi nhận ý chí tự nguyện thỏa thuận của các đương sự? Nếu ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì Tòa án phải tạm ngừng phiên tòa để hỏi ý kiến của đương sự vắng mặt. Khi đó, thời hạn buộc người vắng mặt phải trả lời là bao lâu để tránh trường hợp các đương sự đã thỏa thuận thay đổi ý kiến? Điều này dẫn đến mỗi Tòa án tại địa phương có cách giải quyết khác nhau với những hình thức ghi nhận/công nhận sự thỏa thuận; giá trị pháp lý của việc ghi nhận này cũng không thống nhất khi ban hành phán quyết và áp dụng văn bản tố tụng là bản án hay quyết định. Hậu quả pháp lý của quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và bản án sơ thẩm cũng rất khác nhau. Vì quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa không bị kháng cáo/kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; còn bản án sơ thẩm thì bị kháng cáo/kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Vì các lý do trên, chúng tôi cho rằng, trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm nếu có đương sự vắng mặt nhưng các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì Hội đồng xét xử căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 259 BLTTDS năm 2015 để ra quyết định tạm ngừng phiên tòa. Tòa án phải gửi văn bản cho đương sự vắng mặt biết về nội dung các đương sự có mặt đã thỏa thuận được tại phiên tòa. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án, nếu đương sự vắng mặt đồng ý hoặc không có ý kiến phản đối với sự thỏa thuận đó thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu đương sự vắng mặt không đồng ý thì Hội đồng xét xử căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trường hợp các đương sự có mặt tiếp tục thỏa thuận thì Hội đồng xét xử ghi nhận ý chí tự nguyện của những người có mặt vào bản án theo quy định của pháp luật./.

Theo kiemsat.vn

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/