Ngày hiệu lực: 26/11/2022
Loại tệp: .pdf
Kích cỡ: 406 KB
Tải về:
Lượt xem: 752
TỔNG HỢP 46 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN ÁN LỆ
Phòng án lệ Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao
1. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Hình sự:
Câu hỏi 1: Trong vụ án đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu. Trường hợp này người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Trả lời:
Án lệ số 01/2016/AL hướng dẫn như sau “Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.
Do đó, trường hợp nêu trên thì người chủ mưu sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (điểm a, khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Câu hỏi 2: Trong vụ án có đồng phạm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt, các đồng phạm đã rủ nhau đánh bị hại. Khi thực hiện, người thực hành dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay của bị hại; việc bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của người thực hành. Người xúi giục không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng mã tấu chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại nhưng đã để mặc cho hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này các đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Theo Án lệ số 17/2018/AL thì trường hợp này, người thực hành phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Có tính chất côn đồ”. Người xúi giục chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” nhưng không bị áp dụng tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015);
- Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu hỏi 3: Bị cáo bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông. Khi người cảnh sát giao thông ngăn cản, bị cáo vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông chạy với tốc độ cao, hậu quả là người cảnh sát giao thông bị thương, bị cáo bị xử lý hình sự về tội gì?
Trường hợp này, áp dụng Án lệ số 18/2018/AL thì bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành công vụ” theo điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015).
Quy định của pháp luật liên quan: Điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu hỏi 4: Bị cáo lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân hàng, nhiều lần trực tiếp làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai mà bị cáo đã sử dụng số tiền này. Quá trình điều tra bị cáo đã khắc phục được một phần số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt thì bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì? giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt được xác định như thế nào?
Trường hợp này, theo Án lệ số 19/2018AL, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ô tài sản”. Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ số tiền mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân hàng, trong đó bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong quá trình điều tra.
Quy định của pháp luật liên quan: Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; điểm c khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm b, s Điều 51; Điều 54; Điều 65, điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu 5: Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ do bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần nên bị cáo có hành vi dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công của bị hại dẫn đến bị hại chết. Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Theo Án lệ số 28/2019/AL thì bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết. Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu 6: Người có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại, làm họ lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích không trả số tiền mà người đó có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại thì bị xử lý hình sự về tội gì?
Theo Án lệ số 29/2019/AL, trường hợp bị cáo có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại, làm họ lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích không trả số tiền mà người đó có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại thì bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu 7: Hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn cho bị hại thì bị xử lý hình sự về tội gì?
Theo Án lệ số 30/2020/AL, Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, mà lại có hành vi tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết. Trường hợp này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.
2. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Dân sự:
Câu hỏi 8: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình. Khi giải quyết, Tòa án xác định công sức quản lý, giữ gìn tài sản của đứng tên hộ như thế nào?
Theo Án lệ số 02/2016/AL thì “Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.” Căn cứ các quy định nêu trên thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đứng tên hộ thì cần xác định người thực chất trả tiền và người đứng tên hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 137 và Điều 235 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Câu hỏi 9: Vợ chồng người con được cha mẹ cho một diện tích đất, vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người anh em khác trong gia đình không có ý kiến phản đối; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, quyền sử dụng đất có phải là tài sản chung của vợ chồng người con hay không?
Án lệ số 03/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.” Căn cứ các quy định nêu trên thì Tòa án phải xác định diện tích đất trên là tài sản chung của vợ chồng người con đã được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất.
- Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986;
- Điều 242 của Bộ luật dân sự năm 1995;
- Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995.
Câu hỏi 10: Việc chuyển nhượng Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng cho người khác nhưng chỉ có một người ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng. Nếu có đủ căn cứ xác định bên nhận chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì. Trường hợp này, Tòa án có công nhận hợp đồng chuyển nhượng nhà đất trên không?
Án lệ số 04/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.” Do đó, trường hợp này Tòa án phải xác định người không ý trên trong hợp đồng đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất, từ đó công nhận hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nêu trên.
- Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995;
- Điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Câu hỏi 11: Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế. Trường hợp này, khi Tòa án quyết định việc chia thừa kế di sản cho các thừa kế thì có xem xét công sức đóng góp quản lý, tôn tạo di sản thừa kế của đương sự này không?
Án lệ số 05/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.” Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp này mặc dù đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế không yêu cầu Tòa án xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế, nhưng khi Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì Tòa án vẫn phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế của đương sự này vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế của đương sự này lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 1 Điều 5 và Điều 218 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Câu hỏi 12: Cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường không?
Theo Án lệ số 34/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường. Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Các điều 163, 181, 634, 646, 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 1 Điều 105, các điều 115, 612, 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).
Câu hỏi 13: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đòi lại được quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho người ở trong nước sử dụng trước khi đi định cư ở nước ngoài giao không?
Theo Án lệ số 35/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng; người ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, phải xác định người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.
- Mục 3 phần III, mục 3 phần V Quyết định số 201-HĐCP/QĐ ngày 01-7- 1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
- Điều 14 Luật Đất đai năm 1987; Điều 26 Luật Đất đai năm 1993; khoản 11 Điều 38, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với điểm h khoản 1 Điều 64; Điều 100 Luật Đất đai năm 2013).
Câu hỏi 14: Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ do sai sót về diện tích đất và trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất thì Hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật không?
Theo Án lệ số 36/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân thủ quy định của pháp luật nhưng sau đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ do sai sót về diện tích đất và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.
- Các điều 322, 343 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 342, 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 317, 408 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Các điều 61, 62 Luật Đất đai năm 2003; các điều 46, 106 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với các điều 95,167 Luật Đất đai năm 2013).
Câu hỏi 15: Sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì, không có văn bản thông báo cho bên mua bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận phí bảo hiểm, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra bên mua bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm không?
Theo Án lệ số 37/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì, không có văn bản thông báo cho bên mua bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận phí bảo hiểm, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Sau đó, sự kiện bảo hiểm xảy ra. Trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm.
- Các điều 285,287 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 278, 354 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Các điều 15, 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Câu hỏi 16: Tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người không phải là đương sự trong vụ án đó có quyền khởi kiện vụ án mới để đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó không?
Trả lời: Theo Án lệ số 38/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-11-2020, sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó. Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật có liên quan: Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Câu hỏi 17: Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Giao dịch dân sự trên có hiệu lực không?
Theo Án lệ số 39/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-11-2020, người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
- Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014);
- Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 18: Có công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trong trường hợp các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản; các bên đã sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, đã đăng ký, kê khai và được cấp giấy chng nh ứ ận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển đổi hay không?
Theo Án lệ số 40/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế, không có thỏa thuận bằng văn bản; các bên đã sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, đã đăng ký, kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển đổi. Trường hợp này, phải công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế; các bên có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã chuyển đổi.
- Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 (tương ứng với khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003; khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013);
- Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 2 Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 19: Xác định hôn nhân thực tế chấm dứt trong trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế.
Theo Án lệ số 41/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế. Trường hợp này, phải xác định hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt.
- Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Câu hỏi 20: Trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác, người thế chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán; các bên chưa thực hiện việc giao nhận nhà; bên bán biết và đồng ý để bên mua thế chấp nhà đất thì Hợp đồng thế chấp có hiệu lực hay không?
Trả lời: Theo Án lệ số 43/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được công chứng, bên mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng mới thanh toán được một phần tiền mua nhà đất; các bên chưa thực hiện việc giao nhận nhà. Bên mua thế chấp nhà đất cho Ngân hàng, có đăng ký thế chấp theo đúng quy định của pháp luật; bên bán biết và đồng ý để bên mua thế chấp nhà đất nhưng sau đó lại có yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật, không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Các điều 168, 323, 342, 425, 438, 689 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 161, 298, 318, 423, 440, 502 Bộ luật Dân sự năm 2015); các điều 439, 692 Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Câu hỏi 21: Các đương sự tự nguyện thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại Sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài thì giao dịch có được công nhận không?
Trường hợp này, theo Án lệ số 15/2017/AL, phải công nhận việc đổi đất là thực tế và Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.
- Khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai năm 1987.
- Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Câu hỏi 22: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng có vô hiệu không?
Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng theo Án lệ số 16/2017/AL.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 2 Điều 170, Điều 234, Điều 634, Điều 697 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương đương với khoản 2 Điều 221, Điều 223, Điều 612, Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 23: Hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn, không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được bên cho thuê đồng ý. Thời gian từ khi bên thuê có văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng quá ngắn dẫn đến bên cho thuê không thể có hợp đồng khác thay thế ngay trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê. Bên cho thuê yêu cầu bên thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng thì có được chấp nhận hay không?
Trường hợp này, căn cứ theo Án lệ số 21/2018/AL phải xác định bên thuê có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.
- Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Các điều 269, 302, 303 Luật Thương mại năm 2005.
Câu hỏi 24: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quy tắc bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Thông tin được yêu cầu kê khai không phải là căn cứ quyết định việc các bên xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì có bị coi là kê khai không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin không?
Trả lời: Trường hợp này, phải xác định người mua bảo hiểm không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi ký hợp đồng bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm theo Án lệ số 22/2018/AL.
- Khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 2 Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Khoản 4 Điều 409 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 3 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Câu 25: Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ thể hiện người mua bảo hiểm lựa chọn hình thức thu phí bảo hiểm là tại địa chỉ nhà của bên mua bảo hiểm. Đến thời hạn đóng phí bảo hiểm và trong thời gian gia hạn đóng phí, nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm không đến thu phí của người mua bảo hiểm thì người mua bảo hiểm có li không và hợp đồng bảo hiểm có mất hiệu lực không?
Theo Án lệ số 23/2018/AL, thì trường hợp này phải xác định người mua bảo hiểm không có lỗi trong việc chưa đóng phí. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không bị mất hiệu lực vì lý do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm trong thời hạn theo thỏa thuận.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Câu hỏi 26: Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp này, Tòa án có công nhận hợp đồng thế chấp nêu trên không?
Án lệ số 11/2017/AL hướng dẫn như sau: “Tình huống án lệ: Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.” Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp này Tòa án phải công nhận hợp đồng thế chấp.
- Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 715 Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (pháp điển hóa tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 27: Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất. Trường hợp xử lý bán tài sản bảo đảm thì Tòa án đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên có tài sản không thuộc sở hữu của người sử dụng đất như thế nào?
Án lệ số 11/2017/AL hướng dẫn như sau: “Tình huống án lệ: Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, khi giải quyết Tòa án phải dành cho chủ sở hữu nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ có nhu cầu.” Do đó, trường hợp này khi Tòa án giải quyết xử lý bán tài sản bảo đảm thì phải dành quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho bên có tài sản không thuộc sở hữu của người sử dụng đất nếu họ có nhu cầu.
- Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Câu hỏi 28: Tòa án đã quyết định hoãn phiên tòa và lý do hoãn phiên tòa không phải do lỗi của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Phiên tòa được mở lại nhưng có đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt thì được xác định là được triệu tập hợp lệ lần thứ mấy mà vắng mặt?
Theo Án lệ số 12/2017/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-02-2018, Tòa án phải xác định đây là trường hợp đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt tại phiên tòa.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 1 Điều 199, Điều 202, khoản 2 Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (khoản 1 Điều 227, Điều 228, khoản 2 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Câu hỏi 29: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại các tài liệu khác thể hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp thì có được coi là hợp đồng tặng cho có điều kiện không?
Trường hợp này, đương sự xuất trình được các tài liệu như giấy ủy quyền hoặc các cam kết chứng minh được các bên thỏa thuận điều kiện tặng cho thì Tòa án phải công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện theo Án lệ số 14/2017/AL.
Quy định của pháp luật có liên quan: Điều 125, Điều 126 và Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 120, Điều 121 và Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 30: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó. Trường hợp này Tòa án có giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không không? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các thừa kế vắng mặt?
Án lệ số 06/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt.”
- Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại hướng dẫn:
“a) Đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Phần tài sản mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ được nhận thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ sẽ được Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu;”
Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên thì trường hợp này Tòa án vẫn xem xét, giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt được nhận thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý. Quyền, nghĩa vụ của những người vắng mặt thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉsẽ được Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.
- Điều 93; điểm đ khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
- Điều 676 và 685 của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Câu hỏi 31: Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01- 7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án có công nhận hợp đồng mua bán nhà nêu trên không?
Án lệ số 07/2016/AL hướng dẫn như sau: “Tính huống án lệ: Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01-7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, hợp đồng có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà đó, hợp đồng mua bán nhà được công nhận.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì khi xảy ra tranh chấp Tòa án phải xác định hợp đồng mua bán nhà có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà, từ đó công nhận hợp đồng mua bán nhà nêu trên.
- Các Điều 81, 82, 83 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (tương ứng với các Điều 93, 94, 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
- Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Câu hỏi 32: Hợp đồng tín dụng giao kết trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực (1/1/2017), các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất nợ quá hạn, việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chưa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng. Trường hợp này, Tòa án phải áp dụng mức lãi suất như thế nào kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm?
Án lệ số 08/2016/AL hướng dẫn như sau:
Tình huống án lệ: Trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất nợ quá hạn, việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chưa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì trường hợp này, kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.
- Các điều 471, 474 và Điều 476 Bộ luật dân sự 2005;
- Khoản 2 Điều 91 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010;
- Điều 1 Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14-4-2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận;
- Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03-2-2005.
Câu 33: Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào. Việc phân chia nhà, đất đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp thì những người đã được phân chia nhà đất có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế không?
Theo Án lệ số 24/2018/AL thì trường hợp này phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất.
Quy định của pháp luật liên quan: Các điều 219, 223, 226 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 213, 218, 220 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 34: Cá nhân ký Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bên nhận đặt cọc có bị mất số tiền cọc không?
Theo Án lệ số 25/2018/AL, trường hợp này phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 35: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định như thế nào?
Theo Án lệ số 26/2018/AL thì trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
- Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015
- Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990.
Câu 36: Quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà có phải là quyền tài sản không?
Theo Án lệ số 31/2020/AL, cá nhân thuộc diện được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở mà khi còn sống, người đó chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà theo quy định của pháp luật thì phải xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của người đó.
- Các điều 172,188, 634 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 163, 181, 631 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 105, 115, 609 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
Câu 37: Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, cá nhân khai phá đất có còn là chủ sử dụng đất hợp pháp đối với đất khai phá đó không?
Theo Án lệ số 32/2020/AL, đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là không có cơ sở để chấp nhận.
- Khoản 2 Điều 10, khoản 1, khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với khoản 5 Điều 26, khoản 1, khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013);
- Khoản 1 Điều 164, Điều 176, khoản 2 Điều 177, các điều 192, 196, 201 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với khoản 1 Điều 155, Điều 170, khoản 2 Điều 171, các điều 185, 190, 195 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 1 Điều 150, Điều 221, khoản 2 Điều 237, các điều 187, 182, 192 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu 38: Cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì. Trong trường hợp này, cá nhân được giao đất có quyền đòi lại tài sản không?
Theo Án lệ số 33/2020/AL, cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì. Trường hợp này, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.
- Các điều 176, 192,196 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 170, 185, 190 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 221, 187, 182 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu hỏi 39: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đòi lại được quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho người ở trong nước sử dụng trước khi đi định cư ở nước ngoài giao không?
3. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Hành chính:
Câu 40: Người khởi kiện khởi kiện quyết định hành chính có nội dung không chấp nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước 01-7-1991 theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục thì Tòa án có thụ lý, giải quyết không?
Theo Án lệ số 27/2019/AL, thì trường hợp này Tòa án phải thụ lý để giải quyết theo hướng bác yêu cầu khởi kiện nếu quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục.
- Điều 94 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; - Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011;
- Khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (tương ứng với khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính năm 2015);
- Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7- 1991;
- Điều 5 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02-4-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991;
- Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 10-10-2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội.”
Câu hỏi 41: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong nội dung Quyết định có nội dung dẫn chiếu đến văn bản khác mà văn bản này có nội dung tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của người khởi kiện. Trường hợp này, Tòa án xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính như thế nào?
Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hướng dẫn như sau. “Tình huống án lệ: Quyết định về việc phê duyệt phương án hỗ trợ và tái định cư của Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung dẫn chiếu đến văn bản khác mà văn bản đó có nội dung tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người khởi kiện. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, nội dung của văn bản được dẫn chiếu thuộc quyết định hành chính và quyết định hành chính đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.” Trường hợp này, nội dung của văn bản được dẫn chiếu thuộc quyết định hành chính và Quyết định hành chính đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
- Khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 28 Luật tố tụng hành chính năm 2010 (tương ứng với khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015);
- Các điều 41, 42 Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Kinh doanh thương mại:
Câu hỏi 42: Người tiêu dùng có được quyền khởi kiện ra Tòa án Việt Nam trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài hay không?
Theo Án lệ số 42/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, Trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khởi kiện ra Tòa án Việt Nam. Trường hợp này, phải xác định người tiêu dùng không lựa chọn trọng tài và có quyền lựa chọn Tòa án Việt Nam giải quyết.
- Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;
- Điều 17 Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; - Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại.
Câu hỏi 43: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai Công ty bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán. Trường hợp này Tòa án xác định tiền lãi do chậm thanh toán như thế nào?
Án lệ số 09/2016/AL hướng dẫn như sau: “- Tình huống án lệ: Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Tại Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm hướng dẫn như sau:
“Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ các quy định nêu trên thì trong trường hợp này, để xác định tiền lãi do chậm thanh toán thì Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.”
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 34, Điều 37, khoản 3 Điều 297, 306 Luật Thương mại 2005.
Câu hỏi 44: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai Công ty có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền lãi trên số tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại của không?
Án lệ số 09/2016/AL hướng dẫn như sau: “Tình huống án lệ: Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.”
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.” Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì Tòa án xác định bên có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại.
- Các điều 300, 301, 302, 307 Luật Thương mại 2005;
- Các điều 307, 422 Bộ luật dân sự năm 2005.
Câu hỏi 45: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thỏa thuận thực hiện L/C theo tập quán thương mại quốc tế (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ thì L/C có bị mất hiệu lực thanh toán không?
Áp dụng Án lệ số 13/2017/AL thì trường hợp này, Tòa án phải xác định thư tín dụng (L/C) không bị mất hiệu lực thanh toán vì lý do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của thư tín dụng (L/C) bị hủy bỏ.
- Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”;
- Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế.
5. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ lao động:
Câu hỏi 46: Người sử dụng lao động có thư mời làm việc với nội dung xác định loại hợp đồng lao động và thời gian thử việc. Người lao động đã thử việc theo đúng thời gian thử việc trong thư mời làm việc. Hết thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động và người lao động không có thoả thuận nào khác thì người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập hợp đồng lao động chưa?
Trường hợp này, theo Án lệ số 20/2018/AL, phải xác định người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập quan hệ hợp đồng lao động.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2012.
Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị: Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
PHONG & PARTNERS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0905 503 678
PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG
Phong & Partners tại Thanh Khê - Hải Châu
Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 3822 678
Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0905 794 678
PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố PLeiku, tỉnh Gia Lai.
02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com
info@phong-partners.com
https://www.whatsapp.com/
https://www.viber.com/
TỔNG HỢP 46 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN ÁN LỆ
Ngày hiệu lực: 26/11/2022
Loại tệp: .pdf
Kích cỡ: 406 KB
Tải về:
Lượt xem: 752
TỔNG HỢP 46 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN ÁN LỆ
Phòng án lệ Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao
1. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Hình sự:
Câu hỏi 1: Trong vụ án đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu. Trường hợp này người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Trả lời:
Án lệ số 01/2016/AL hướng dẫn như sau “Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.
Do đó, trường hợp nêu trên thì người chủ mưu sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (điểm a, khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Câu hỏi 2: Trong vụ án có đồng phạm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong sinh hoạt, các đồng phạm đã rủ nhau đánh bị hại. Khi thực hiện, người thực hành dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay của bị hại; việc bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của người thực hành. Người xúi giục không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực hành sử dụng mã tấu chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại nhưng đã để mặc cho hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này các đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Trả lời:
Theo Án lệ số 17/2018/AL thì trường hợp này, người thực hành phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Có tính chất côn đồ”. Người xúi giục chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” nhưng không bị áp dụng tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015);
- Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu hỏi 3: Bị cáo bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông. Khi người cảnh sát giao thông ngăn cản, bị cáo vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông chạy với tốc độ cao, hậu quả là người cảnh sát giao thông bị thương, bị cáo bị xử lý hình sự về tội gì?
Trả lời:
Trường hợp này, áp dụng Án lệ số 18/2018/AL thì bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành công vụ” theo điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015).
Quy định của pháp luật liên quan: Điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015).
Câu hỏi 4: Bị cáo lợi dụng sơ hở trong quản lý của ngân hàng, nhiều lần trực tiếp làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm từ quỹ của chi nhánh ngân hàng do bị cáo quản lý nhưng thực tế không chi trả cho bất kỳ ai mà bị cáo đã sử dụng số tiền này. Quá trình điều tra bị cáo đã khắc phục được một phần số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt thì bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì? giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt được xác định như thế nào?
Trả lời:
Trường hợp này, theo Án lệ số 19/2018AL, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ô tài sản”. Giá trị tài sản mà bị cáo chiếm đoạt phải xác định là toàn bộ số tiền mà bị cáo đã làm thủ tục rút và chi tiền tiết kiệm khống từ quỹ của chi nhánh ngân hàng, trong đó bao gồm cả số tiền bị cáo đã khắc phục trong quá trình điều tra.
Quy định của pháp luật liên quan: Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60; điểm c khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với điểm b, s Điều 51; Điều 54; Điều 65, điểm c khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu 5: Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ do bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần nên bị cáo có hành vi dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công của bị hại dẫn đến bị hại chết. Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Trả lời:
Theo Án lệ số 28/2019/AL thì bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết. Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu 6: Người có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại, làm họ lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích không trả số tiền mà người đó có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại thì bị xử lý hình sự về tội gì?
Trả lời:
Theo Án lệ số 29/2019/AL, trường hợp bị cáo có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại, làm họ lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích không trả số tiền mà người đó có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại thì bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Câu 7: Hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn cho bị hại thì bị xử lý hình sự về tội gì?
Trả lời:
Theo Án lệ số 30/2020/AL, Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, mà lại có hành vi tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết. Trường hợp này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.
2. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Dân sự:
Câu hỏi 8: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình. Khi giải quyết, Tòa án xác định công sức quản lý, giữ gìn tài sản của đứng tên hộ như thế nào?
Trả lời:
Theo Án lệ số 02/2016/AL thì “Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.” Căn cứ các quy định nêu trên thì khi giải quyết tranh chấp, Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ; trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đứng tên hộ thì cần xác định người thực chất trả tiền và người đứng tên hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 137 và Điều 235 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Câu hỏi 9: Vợ chồng người con được cha mẹ cho một diện tích đất, vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người anh em khác trong gia đình không có ý kiến phản đối; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, quyền sử dụng đất có phải là tài sản chung của vợ chồng người con hay không?
Trả lời:
Án lệ số 03/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.” Căn cứ các quy định nêu trên thì Tòa án phải xác định diện tích đất trên là tài sản chung của vợ chồng người con đã được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986;
- Điều 242 của Bộ luật dân sự năm 1995;
- Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995.
Câu hỏi 10: Việc chuyển nhượng Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng cho người khác nhưng chỉ có một người ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng. Nếu có đủ căn cứ xác định bên nhận chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì. Trường hợp này, Tòa án có công nhận hợp đồng chuyển nhượng nhà đất trên không?
Trả lời:
Án lệ số 04/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.” Do đó, trường hợp này Tòa án phải xác định người không ý trên trong hợp đồng đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất, từ đó công nhận hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nêu trên.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995;
- Điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Câu hỏi 11: Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế. Trường hợp này, khi Tòa án quyết định việc chia thừa kế di sản cho các thừa kế thì có xem xét công sức đóng góp quản lý, tôn tạo di sản thừa kế của đương sự này không?
Trả lời:
Án lệ số 05/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.” Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp này mặc dù đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế không yêu cầu Tòa án xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế, nhưng khi Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì Tòa án vẫn phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế của đương sự này vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế của đương sự này lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 1 Điều 5 và Điều 218 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Câu hỏi 12: Cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 34/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường. Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Các điều 163, 181, 634, 646, 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 1 Điều 105, các điều 115, 612, 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).
Câu hỏi 13: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đòi lại được quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho người ở trong nước sử dụng trước khi đi định cư ở nước ngoài giao không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 35/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng; người ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, phải xác định người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Mục 3 phần III, mục 3 phần V Quyết định số 201-HĐCP/QĐ ngày 01-7- 1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
- Điều 14 Luật Đất đai năm 1987; Điều 26 Luật Đất đai năm 1993; khoản 11 Điều 38, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với điểm h khoản 1 Điều 64; Điều 100 Luật Đất đai năm 2013).
Câu hỏi 14: Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ do sai sót về diện tích đất và trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất thì Hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 36/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân thủ quy định của pháp luật nhưng sau đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ do sai sót về diện tích đất và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Các điều 322, 343 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 342, 411 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 317, 408 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Các điều 61, 62 Luật Đất đai năm 2003; các điều 46, 106 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với các điều 95,167 Luật Đất đai năm 2013).
Câu hỏi 15: Sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì, không có văn bản thông báo cho bên mua bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận phí bảo hiểm, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra bên mua bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 37/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến gì, không có văn bản thông báo cho bên mua bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng mà vẫn nhận phí bảo hiểm, xuất hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế về khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Sau đó, sự kiện bảo hiểm xảy ra. Trường hợp này, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Các điều 285,287 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 278, 354 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Các điều 15, 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Câu hỏi 16: Tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người không phải là đương sự trong vụ án đó có quyền khởi kiện vụ án mới để đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó không?
Trả lời: Theo Án lệ số 38/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-11-2020, sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó. Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật có liên quan: Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Câu hỏi 17: Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Giao dịch dân sự trên có hiệu lực không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 39/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-11-2020, người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (tương ứng với khoản 6 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005, khoản 6 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 21 Luật Nhà ở năm 2005 (tương ứng với Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014);
- Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 18: Có công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trong trường hợp các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản; các bên đã sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, đã đăng ký, kê khai và được cấp giấy chng nh ứ ận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển đổi hay không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 40/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế, không có thỏa thuận bằng văn bản; các bên đã sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, đã đăng ký, kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển đổi. Trường hợp này, phải công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế; các bên có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã chuyển đổi.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 (tương ứng với khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003; khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013);
- Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 2 Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 19: Xác định hôn nhân thực tế chấm dứt trong trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế.
Trả lời:
Theo Án lệ số 41/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn nhưng sau đó họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế. Trường hợp này, phải xác định hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Câu hỏi 20: Trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác, người thế chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán; các bên chưa thực hiện việc giao nhận nhà; bên bán biết và đồng ý để bên mua thế chấp nhà đất thì Hợp đồng thế chấp có hiệu lực hay không?
Trả lời: Theo Án lệ số 43/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được công chứng, bên mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng mới thanh toán được một phần tiền mua nhà đất; các bên chưa thực hiện việc giao nhận nhà. Bên mua thế chấp nhà đất cho Ngân hàng, có đăng ký thế chấp theo đúng quy định của pháp luật; bên bán biết và đồng ý để bên mua thế chấp nhà đất nhưng sau đó lại có yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật, không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Các điều 168, 323, 342, 425, 438, 689 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 161, 298, 318, 423, 440, 502 Bộ luật Dân sự năm 2015); các điều 439, 692 Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Câu hỏi 21: Các đương sự tự nguyện thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại Sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài thì giao dịch có được công nhận không?
Trả lời:
Trường hợp này, theo Án lệ số 15/2017/AL, phải công nhận việc đổi đất là thực tế và Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai năm 1987.
- Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Câu hỏi 22: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng có vô hiệu không?
Trả lời:
Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng theo Án lệ số 16/2017/AL.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 2 Điều 170, Điều 234, Điều 634, Điều 697 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương đương với khoản 2 Điều 221, Điều 223, Điều 612, Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 23: Hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn, không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được bên cho thuê đồng ý. Thời gian từ khi bên thuê có văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng quá ngắn dẫn đến bên cho thuê không thể có hợp đồng khác thay thế ngay trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê. Bên cho thuê yêu cầu bên thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng thì có được chấp nhận hay không?
Trả lời:
Trường hợp này, căn cứ theo Án lệ số 21/2018/AL phải xác định bên thuê có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Các điều 269, 302, 303 Luật Thương mại năm 2005.
Câu hỏi 24: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quy tắc bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Thông tin được yêu cầu kê khai không phải là căn cứ quyết định việc các bên xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì có bị coi là kê khai không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin không?
Trả lời: Trường hợp này, phải xác định người mua bảo hiểm không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi ký hợp đồng bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm theo Án lệ số 22/2018/AL.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 2 Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Khoản 4 Điều 409 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 3 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Câu 25: Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ thể hiện người mua bảo hiểm lựa chọn hình thức thu phí bảo hiểm là tại địa chỉ nhà của bên mua bảo hiểm. Đến thời hạn đóng phí bảo hiểm và trong thời gian gia hạn đóng phí, nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm không đến thu phí của người mua bảo hiểm thì người mua bảo hiểm có li không và hợp đồng bảo hiểm có mất hiệu lực không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 23/2018/AL, thì trường hợp này phải xác định người mua bảo hiểm không có lỗi trong việc chưa đóng phí. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không bị mất hiệu lực vì lý do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm trong thời hạn theo thỏa thuận.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Câu hỏi 26: Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp này, Tòa án có công nhận hợp đồng thế chấp nêu trên không?
Trả lời:
Án lệ số 11/2017/AL hướng dẫn như sau: “Tình huống án lệ: Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.” Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp này Tòa án phải công nhận hợp đồng thế chấp.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 715 Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Mục 4 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22-02-2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (pháp điển hóa tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 27: Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất. Trường hợp xử lý bán tài sản bảo đảm thì Tòa án đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên có tài sản không thuộc sở hữu của người sử dụng đất như thế nào?
Trả lời:
Án lệ số 11/2017/AL hướng dẫn như sau: “Tình huống án lệ: Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, khi giải quyết Tòa án phải dành cho chủ sở hữu nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ có nhu cầu.” Do đó, trường hợp này khi Tòa án giải quyết xử lý bán tài sản bảo đảm thì phải dành quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho bên có tài sản không thuộc sở hữu của người sử dụng đất nếu họ có nhu cầu.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 721 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Câu hỏi 28: Tòa án đã quyết định hoãn phiên tòa và lý do hoãn phiên tòa không phải do lỗi của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Phiên tòa được mở lại nhưng có đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt thì được xác định là được triệu tập hợp lệ lần thứ mấy mà vắng mặt?
Trả lời:
Theo Án lệ số 12/2017/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-02-2018, Tòa án phải xác định đây là trường hợp đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt tại phiên tòa.
Quy định của pháp luật liên quan: Khoản 1 Điều 199, Điều 202, khoản 2 Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (khoản 1 Điều 227, Điều 228, khoản 2 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Câu hỏi 29: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại các tài liệu khác thể hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp thì có được coi là hợp đồng tặng cho có điều kiện không?
Trả lời:
Trường hợp này, đương sự xuất trình được các tài liệu như giấy ủy quyền hoặc các cam kết chứng minh được các bên thỏa thuận điều kiện tặng cho thì Tòa án phải công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện theo Án lệ số 14/2017/AL.
Quy định của pháp luật có liên quan: Điều 125, Điều 126 và Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 120, Điều 121 và Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu hỏi 30: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó. Trường hợp này Tòa án có giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không không? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các thừa kế vắng mặt?
Trả lời:
Án lệ số 06/2016/AL hướng dẫn như sau: “Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt.”
- Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại hướng dẫn:
“a) Đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Phần tài sản mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ được nhận thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ sẽ được Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu;”
Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên thì trường hợp này Tòa án vẫn xem xét, giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt được nhận thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý. Quyền, nghĩa vụ của những người vắng mặt thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉsẽ được Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điều 93; điểm đ khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
- Điều 676 và 685 của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Câu hỏi 31: Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01- 7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án có công nhận hợp đồng mua bán nhà nêu trên không?
Trả lời:
Án lệ số 07/2016/AL hướng dẫn như sau: “Tính huống án lệ: Hợp đồng mua bán nhà được lập thành văn bản trước ngày 01-7-1991, có chữ ký của bên bán, ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, hợp đồng có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà đó, hợp đồng mua bán nhà được công nhận.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì khi xảy ra tranh chấp Tòa án phải xác định hợp đồng mua bán nhà có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà, từ đó công nhận hợp đồng mua bán nhà nêu trên.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Các Điều 81, 82, 83 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (tương ứng với các Điều 93, 94, 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
- Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Câu hỏi 32: Hợp đồng tín dụng giao kết trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực (1/1/2017), các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất nợ quá hạn, việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chưa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng. Trường hợp này, Tòa án phải áp dụng mức lãi suất như thế nào kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm?
Trả lời:
Án lệ số 08/2016/AL hướng dẫn như sau:
Tình huống án lệ: Trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất nợ quá hạn, việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chưa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì trường hợp này, kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng tổ chức tín dụng khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Các điều 471, 474 và Điều 476 Bộ luật dân sự 2005;
- Khoản 2 Điều 91 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010;
- Điều 1 Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14-4-2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận;
- Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03-2-2005.
Câu 33: Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào. Việc phân chia nhà, đất đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp thì những người đã được phân chia nhà đất có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 24/2018/AL thì trường hợp này phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất.
Quy định của pháp luật liên quan: Các điều 219, 223, 226 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 213, 218, 220 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 34: Cá nhân ký Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bên nhận đặt cọc có bị mất số tiền cọc không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 25/2018/AL, trường hợp này phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 35: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định như thế nào?
Trả lời:
Theo Án lệ số 26/2018/AL thì trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015
- Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990.
Câu 36: Quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà có phải là quyền tài sản không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 31/2020/AL, cá nhân thuộc diện được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở mà khi còn sống, người đó chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà theo quy định của pháp luật thì phải xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của người đó.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Các điều 172,188, 634 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 163, 181, 631 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 105, 115, 609 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
Câu 37: Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, cá nhân khai phá đất có còn là chủ sử dụng đất hợp pháp đối với đất khai phá đó không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 32/2020/AL, đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là không có cơ sở để chấp nhận.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Khoản 2 Điều 10, khoản 1, khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với khoản 5 Điều 26, khoản 1, khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013);
- Khoản 1 Điều 164, Điều 176, khoản 2 Điều 177, các điều 192, 196, 201 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với khoản 1 Điều 155, Điều 170, khoản 2 Điều 171, các điều 185, 190, 195 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 1 Điều 150, Điều 221, khoản 2 Điều 237, các điều 187, 182, 192 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Câu 38: Cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì. Trong trường hợp này, cá nhân được giao đất có quyền đòi lại tài sản không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 33/2020/AL, cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì. Trường hợp này, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Các điều 176, 192,196 Bộ luật Dân sự năm 1995 (tương ứng với các điều 170, 185, 190 Bộ luật Dân sự năm 2005; các điều 221, 187, 182 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu hỏi 39: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đòi lại được quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho người ở trong nước sử dụng trước khi đi định cư ở nước ngoài giao không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 35/2020/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2020, người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng; người ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, phải xác định người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Mục 3 phần III, mục 3 phần V Quyết định số 201-HĐCP/QĐ ngày 01-7- 1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
- Điều 14 Luật Đất đai năm 1987; Điều 26 Luật Đất đai năm 1993; khoản 11 Điều 38, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với điểm h khoản 1 Điều 64; Điều 100 Luật Đất đai năm 2013).
3. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Hành chính:
Câu 40: Người khởi kiện khởi kiện quyết định hành chính có nội dung không chấp nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước 01-7-1991 theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục thì Tòa án có thụ lý, giải quyết không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 27/2019/AL, thì trường hợp này Tòa án phải thụ lý để giải quyết theo hướng bác yêu cầu khởi kiện nếu quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Điều 94 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; - Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011;
- Khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (tương ứng với khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính năm 2015);
- Khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (tương ứng với khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính năm 2015);
- Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7- 1991;
- Điều 5 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02-4-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991;
- Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 10-10-2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội.”
Câu hỏi 41: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong nội dung Quyết định có nội dung dẫn chiếu đến văn bản khác mà văn bản này có nội dung tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của người khởi kiện. Trường hợp này, Tòa án xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính như thế nào?
Trả lời:
Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hướng dẫn như sau. “Tình huống án lệ: Quyết định về việc phê duyệt phương án hỗ trợ và tái định cư của Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung dẫn chiếu đến văn bản khác mà văn bản đó có nội dung tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người khởi kiện. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, nội dung của văn bản được dẫn chiếu thuộc quyết định hành chính và quyết định hành chính đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.” Trường hợp này, nội dung của văn bản được dẫn chiếu thuộc quyết định hành chính và Quyết định hành chính đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 28 Luật tố tụng hành chính năm 2010 (tương ứng với khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015);
- Các điều 41, 42 Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ Kinh doanh thương mại:
Câu hỏi 42: Người tiêu dùng có được quyền khởi kiện ra Tòa án Việt Nam trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài hay không?
Trả lời:
Theo Án lệ số 42/2021/AL có hiệu lực kể từ ngày 15-4-2021, Trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khởi kiện ra Tòa án Việt Nam. Trường hợp này, phải xác định người tiêu dùng không lựa chọn trọng tài và có quyền lựa chọn Tòa án Việt Nam giải quyết.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;
- Điều 17 Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; - Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại.
Câu hỏi 43: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai Công ty bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán. Trường hợp này Tòa án xác định tiền lãi do chậm thanh toán như thế nào?
Trả lời:
Án lệ số 09/2016/AL hướng dẫn như sau: “- Tình huống án lệ: Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Tại Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm hướng dẫn như sau:
“Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ các quy định nêu trên thì trong trường hợp này, để xác định tiền lãi do chậm thanh toán thì Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.”
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 34, Điều 37, khoản 3 Điều 297, 306 Luật Thương mại 2005.
Câu hỏi 44: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai Công ty có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền lãi trên số tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại của không?
Trả lời:
Án lệ số 09/2016/AL hướng dẫn như sau: “Tình huống án lệ: Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.”
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.” Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì Tòa án xác định bên có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại.
Quy định của pháp luật liên quan:
- Các điều 300, 301, 302, 307 Luật Thương mại 2005;
- Các điều 307, 422 Bộ luật dân sự năm 2005.
Câu hỏi 45: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thỏa thuận thực hiện L/C theo tập quán thương mại quốc tế (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ thì L/C có bị mất hiệu lực thanh toán không?
Trả lời:
Áp dụng Án lệ số 13/2017/AL thì trường hợp này, Tòa án phải xác định thư tín dụng (L/C) không bị mất hiệu lực thanh toán vì lý do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của thư tín dụng (L/C) bị hủy bỏ.
Quy định của pháp luật có liên quan:
- Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”;
- Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế.
5. Giải đáp vướng mắc liên quan đến Án lệ lao động:
Câu hỏi 46: Người sử dụng lao động có thư mời làm việc với nội dung xác định loại hợp đồng lao động và thời gian thử việc. Người lao động đã thử việc theo đúng thời gian thử việc trong thư mời làm việc. Hết thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động và người lao động không có thoả thuận nào khác thì người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập hợp đồng lao động chưa?
Trả lời:
Trường hợp này, theo Án lệ số 20/2018/AL, phải xác định người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập quan hệ hợp đồng lao động.
Quy định của pháp luật liên quan: Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2012.