Khi giao dịch đặt cọc mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (gọi tắt là mua bán nhà đất), cả bên bán và bên mua đều nghĩ rằng, hợp đồng đặt cọc được công chứng sẽ là tối ưu, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, không ít trường hợp người bán gặp nhiều rắc rối từ những hợp đồng đặt cọc được công chứng. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Luật sư Lê Ngô Hoài Phong đã có những chia sẻ về nội dung “Rắc rối từ hợp đồng đặt cọc được công chứng” tại chương trình Luật sư của bạn ngày 24/3/2023 do Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng sản xuất.
Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà còn liên quan đến quyền, lợi ích của những người thân thích của họ. Khi bị tạm giữ, tạm giam hoặc có người thân bị tạm giữ, tạm giam, thông thường đa số người dân ít có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, do đó dễ bị lúng túng, hoang mang vì không biết phải làm những gì hoặc không biết chắc chắn cá nhân, người thân hoặc các cơ quan có thẩm quyền đã làm đúng quy định chưa. Vậy khi cá nhân hoặc người thân bị tạm giữ, tạm giam thì cần thực hiện điều gì để có thể đảm bảo được quyền lợi nhưng vẫn tuân thủ theo quy định pháp luật. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Luật sư Ngô Văn Bình - Trưởng Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu có những chia sẻ dưới đây.
Án lệ này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Các Tòa án áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2023.