Căn quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, “Kết hôn” là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo Từ điển Luật học năm 2006 của Nhà Xuất bản Tư Pháp, “Đăng ký kết hôn” là ghi vào Sổ đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lý làm cơ sở để nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ.
Theo Từ điển Luật học năm 2006 của Nhà Xuất bản Tư Pháp, “Tạm giam” là biện pháp cách li bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố xét xử được thuận lợi.
Điều 4. Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Trích xuất là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa vụ khác do luật định.
8. Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA và Khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, thân nhân được quyền đến thăm người bị tạm giữ, tạm giam bao gồm những đối tượng sau:
Về mặt pháp lý, trường hợp anh, chị chưa đăng ký kết hôn thì anh, chị vẫn chưa phải là vợ, chồng hợp pháp. Do đó, Chị không là nhân thân thuộc các đối tượng được thăm gặp người đang bị tạm giam mà chị cho rằng là “chồng” của mình khi không có giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, trường hợp chị có nguyện vọng được gặp “chồng” đang bị tạm giam thì vẫn có thể bằng cách trở thành vợ chồng hợp pháp của nhau. Hiện không có quy định cụ thể về việc giới hạn quyền kết hôn của người đang bị tạm giam. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trường hợp kết hôn khi đang bị tạm giam không phải là hành vi bị cấm. Vì vậy, về nguyên tắc, người đang bị tạm giam không bị cấm kết hôn nếu đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Theo đó, chị có thể làm đơn trình bày hoàn cảnh, nêu rõ nguyện vọng của chị, có sự xác nhận của bố mẹ “chồng” và địa phương gửi đến cơ quan quản lý trại giam nơi “chồng” đang bị tạm giam. Xét thấy đây là nguyện vọng chính đáng; đồng thời, nó là câu chuyện nhân văn; do đó, các cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ làm lệnh trích xuất “chồng” của chị để anh chị đến phường – nơi một trong hai người cư trú, làm các thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, khai tờ trình đăng ký kết hôn, ký vào sổ đăng ký kết hôn và ký vào giấy chứng nhận kết hôn...
Như vậy, Chị có thể thăm gặp chồng đang bị tạm giam sau khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn và xét thấy đủ các điều kiện để thăm gặp người tạm giam.
Nếu bạn cần hiểu rõ và cụ thể hơn về nội dung này, bạn có thể gửi email, điện thoại hoặc đến trực tiếp văn phòng để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của Phong & Partners.
====================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Trụ sở chính: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02363.822.678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Phong & Partners tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0905.102.425
Phong & Partners tại TP. Đà Nẵng
Phong & Partners tại Sơn Trà: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905.205.624
Phong & Partners tại Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905.579.269
Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099