Theo Luật sư Phan Thụy Khanh, Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners cho biết, căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự nêu rõ, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Từ quy định trên, Luật sư cho hay, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Đồng thời, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan là những chủ thể có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, trước tiên người chồng hoặc vợ cần nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đồng sở hữu tài sản đã mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đồng sở hữu tài sản đã mất năng lực hành vi dân sự thì mới có thể thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo để có thể tiến hành giao dịch liên quan đến nhà đất. Đồng thời, kèm theo đơn yêu cầu cần có các tài liệu sau:
- Tài liệu của cơ quan có thẩm quyền chứng minh tình trạng của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự về việc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
- Giấy khai sinh, căn cước công dân, giấy đăng ký kết hôn của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
- Căn cước công dân, tài liệu chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu;
- Tài liệu khác có liên quan.
Cũng theo Luật sư, sau khi Toà án ra quyết định tuyên bố người đồng sở hữu tài sản là người mất năng lực hành vi dân sự, trường hợp quyết định đã chỉ định người giám hộ thì gia đình người đồng sở hữu tài sản tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký người giám hộ và giám sát việc giám hộ tại UBND cấp xã. Nếu quyết định chưa chỉ định, thì người chồng hoặc vợ sẽ là người giám hộ đương nhiên của người đồng sở hữu tài sản và gia đình vẫn thực hiện thủ tục đăng ký tương tự như trên.
Theo Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ nêu rõ, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Cũng theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: "Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp chồng mất năng lực hành vi dân sự mà vợ có đủ điều kiện làm người giám hộ. Cụ thể, vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Theo các quy định nêu trên, sau khi có quyết định của Toà án tuyên bố người đồng sở hữu tài sản mất năng lực hành vi dân sự, chồng hoặc vợ là người giám hộ đương nhiên của người đồng sở hữu tài sản, hay nói khác hơn, là người đại diện theo pháp luật của người đồng sở hữu tài sản để tiến hành các giao dịch dân sự liên quan.
Bản chất của việc giám hộ là nhằm đảm bảo quyền lợi của người được giám hộ. Do đó, pháp luật đã đặt ra các quy định chặt chẽ nhằm giám sát đối với người giám hộ khi thực hiện việc giám hộ và các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ. Những quy định này nhằm tránh tình trạng lạm dụng quyền của người giám hộ, đảm bảo mọi quyết định liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất cho người được giám hộ.
Như vậy, để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà đất thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì cần thực hiện các thủ tục yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, đăng ký người giám hộ, giám sát việc giám hộ; đồng thời việc chuyển nhượng này phải được sự chấp thuận của người giám sát việc giám hộ nhằm đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch và bảo vệ tối đa quyền lợi của người được giám hộ.
Bài viết được đăng trên Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam ngày 15/03/2025.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 01 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe
https://www.facebook.com/luatsugioidienban