1. Phán quyết của TTNN là gì?
Khoản 2 Điều 13 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Phán quyết của TTNN là phán quyết do TTNN tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn”.
TTNN là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật TTNN do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam, phán quyết của TTNN là phán quyết do “TTNN” tuyên, bất kể là ở ngoài hay ở trong lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, “TTNN” là trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật TTNN do các bên thỏa thuận lựa chọn. Như vậy, việc xác định TTNN hay trọng tài Việt Nam không dựa vào quốc tịch của trọng tài viên mà phải dựa vào căn cứ thành lập trọng tài giải quyết vụ tranh chấp. Cụ thể là, nếu các bên lựa chọn trọng tài được thành lập theo pháp luật trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp, thì phán quyết của trọng tài được thành lập bởi các trung tâm trọng tài này không được xem là phán quyết của TTNN, kể cả trường hợp có trọng tài viên là người nước ngoài; phán quyết này sẽ được thi hành theo pháp luật thi hành án dân sự mà không cần phải qua thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN.
2. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 451 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015, thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN là 3 năm, kể từ ngày phán quyết đó có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
3. Điều kiện để công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam
Tương tự như bản án hay quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết của TTNN không được thi hành ngay theo pháp luật thi hành án dân sự, mà phải được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Để được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, phán quyết của TTNN phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
4. Những trường hợp không công nhận
Điều 459 BLTTDS 2015 quy định về những trường hợp không công nhận phán quyết của TTNN như sau:
“1. Tòa án không công nhận phán quyết của TTNN khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp và phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;
b) Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại TTNN hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;
d) Phán quyết của TTNN được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại TTNN thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Thành phần của TTNN, thủ tục giải quyết tranh chấp của TTNN không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của TTNN đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;
e) Phán quyết của TTNN chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;
g) Phán quyết của TTNN bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
2. Phán quyết của TTNN cũng không được công nhận, nếu tòa án Việt Nam xét thấy:
a) Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;
b) Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
5. Tòa án có thẩm quyền công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam
Khoản 1 Điều 451 BLTTDS 2015 quy định: “…người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó”. Theo quy định này, người yêu cầu có thể gửi đơn đến 1 trong 2 cơ quan:
Bộ Tư pháp khi điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định; Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền sau khi kiểm tra sơ bộ đơn yêu cầu;
Trong các trường hợp khác, tức là không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định, thì đơn yêu cầu có thể được nộp trực tiếp tới tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.
Căn cứ khoản 5 Điều 31, điểm b khoản 1 Điều 37 và điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 thì tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết việc công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp Việt Nam – người phải thi hành phán quyết của TTNN có trụ sở hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của TTNN.
6. Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam
6.1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN
a. Người có quyền nộp đơn yêu cầu
Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN, khi:
b. Hình thức và nội dung đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN phải được làm bằng tiếng Việt hoặc nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau:
c. Các giấy tờ, tài liệu kèm theo
Đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN theo Công ước 1958 thì các giấy tờ, tài liệu kèm theo là:
+ Quyết định gốc hoặc bản sao quyết định có chứng nhận hợp lệ;
+ Thỏa thuận gốc hoặc bản sao thỏa thuận được chứng nhận hợp lệ.
Đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì đơn yêu cầu phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của TTNN;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Nếu phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài không được lập bằng tiếng Việt, người nộp đơn phải gửi kèm theo bản dịch đã được công chứng, chứng thực hợp pháp của các văn bản này. Công ước 1958 quy định rằng, bản dịch phải được cán bộ hoặc phiên dịch có trình độ chứng thực hoặc cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự xác.
6.2. Xử lý đơn
Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, tòa án sẽ tiến hành các thủ tục thụ lý, xét đơn, và các thủ tục khác như kháng cáo, kháng nghị được quy định cụ thể từ Điều 455 đến Điều 463 BLTTDS 2015.
Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán thực hiện, trong đó một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của chánh án tòa án. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN hoặc quyết định không công nhận phán quyết của TTNN nước ngoài.
Trường hợp hội đồng ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN và quyết định có hiệu lực pháp luật thì sẽ được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 11/12/2023.
===========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà K&M, 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678
Email: phongpartnerslaw.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG
1. Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425
2. Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 205 624
3. Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961 283 093
4. Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0905 579 269
5. Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901 955 099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu
https://www.facebook.com/LuatsuCamLe