Bản án sơ thẩm là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của toà án về xét xử vụ án lần đầu. (Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp trang 27)
Kháng cáo bản án sơ thẩm là việc người tham gia tố tụng không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, trong thời hạn mà pháp luật quy định gửi đơn đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật. (Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp trang 416)
Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là quyền theo luật định của các đương sự trong vụ án. Pháp luật quy định cụ thể những người có quyền kháng cáo, thủ tục kháng cáo và trách nhiệm của Tòa án trong đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo của các đương sự. Những người có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòà án gồm: bị cáo, người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm; người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; người được Tòà án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần nhận định của bản án sơ thẩm đã tuyên là họ vô tội.
Căn cứ Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định các đối tượng có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm như sau:
Như vậy, những đối tượng trên có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm khi cho rằng bản án sơ thẩm không đúng.
Kháng cáo bản án sơ thẩm là một quyền của các bên liên quan trong vụ án nhằm yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án đã được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên. Có nhiều lý do để thực hiện kháng cáo, bao gồm:
Thứ nhất, kháng cáo cho phép đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu họ không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, họ có thể yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại để đảm bảo rằng quyền lợi của họ được bảo vệ.
Thứ hai, trong quá trình xét xử sơ thẩm, có thể xảy ra sai sót về mặt pháp lý hoặc sự thật. Kháng cáo là cơ hội để sửa chữa những sai sót này, giúp đảm bảo rằng bản án cuối cùng là công bằng và đúng đắn.
Thứ ba, đương sự có thể yêu cầu thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm nếu họ có lý do chính đáng để cho rằng quyết định đó không hợp lý hoặc không công bằng.
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 8 Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định hồ sơ cần chuẩn bị để kháng cáo bản án sơ thẩm bao gồm:
Mẫu số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ..........................................................................
Người kháng cáo: (2) ............................................................................................
Địa chỉ: (3) .....................................................................................................
Số điện thoại:…………… ……………/Fax:...................................................
Địa chỉ thư điện tử.........................................................................(nếu có)
Là:(4)...........................................................................................................................
Kháng cáo: (5).............................................................................................................
Lý do của việc kháng cáo:(6)....................................................................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)............................
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8).............
1. ..................................................................................................................................................................................................
2. ...............................................................................................................................................................................................
3. ...........................................................................................................................................................................................
NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-DS:
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Cụ thể, theo quy định tại Điều 273 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:
Ngoài ra, trong trường hợp kháng cáo quá hạn, người kháng cáo vẫn có thể gửi đơn kháng cáo kèm theo lý do kháng cáo quá hạn đến Tòa án cấp sơ thẩm, và Tòa án sẽ xem xét quyết định về việc chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo quá hạn.
Theo như quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp,quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án thì:
Nộp đơn kháng cáo là trường hợp đương sự là nguyên đơn hay bị đơn trong Tòa án sơ thẩm không đồng ý với kết quả cũng như những quyết định tại Tòa án sơ thẩm thì có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm và được coi là nộp đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Căn cứ tại Điều 28 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì người nộp đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết 326.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì:
- Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm;
- Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm;
- Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
Tại khoản 2 Mục II Phần A của Danh mục được đính kèm với Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì:
- Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động là 300.000 đồng.
- Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại là 2.000.000 đồng.
Như vậy, việc nộp kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm sẽ đóng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bằng với mức án phí dân sự phúc thẩm là 300.000 đồng, trừ những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Căn cứ và các Điều 274 đến Điều 321 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì quá trình Toà án thụ lý giải quyết kháng cáo bản án sơ thẩm diễn ra như sau:
Bước 1: Tòa án xem xét
Tại khoản 1 Điều 274 BLTTDS 2015 Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
Bước 2: Thông báo chấp nhận đơn kháng cáo
Khi đã chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo (kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo) (khoản 1 Điều 277 BLTTDS 2015)
Bước 3: Gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo đến Tòa án cấp phúc thẩm
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (Điều 283 BLTTDS 2015)
Bước 4: Tòa án cấp phúc thẩm nhận hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và vào sổ thụ lý
Bước 5: Xem xét và ban hành các quyết định phù hợp đối với kháng cáo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng), tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. (Khoản 7 Điều 272 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)
Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.”
Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
...”
Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
...”
Điều 20 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
...”
Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết phúc thẩm là:
Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ vụ án, bao gồm cả việc xem xét lại các chứng cứ, tài liệu và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bản án sơ thẩm.