BỊ GÂY THƯƠNG TÍCH, YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THẾ NÀO?
Được đăng vào 15:38 Ngày 18/11/2021
Bạn Quốc Anh hỏi: Tối ngày 15/8/2021, tôi cùng bạn đang ngồi ăn uống ở quán nhậu thì lúc đó bàn bên cạnh có khoảng 10 người đang tổ chức tiệc sinh nhật cho anh Phương, trong đó có một anh tên Tâm là bạn của anh Phương. Thấy vậy, tôi có sang bên bàn đó để mời bia chúc mừng và có những câu hỏi thăm, giao lưu. Trong quá trình giao lưu, giữa tôi và anh Phương nói chuyện vui vẻ, riêng anh Tâm có vẻ hiểu lầm những câu nói của tôi và thể hiện thái độ hơi khó chịu, nên tôi đã quay về bàn của mình. Khoảng nửa tiếng sau đó, khi tôi đi vệ sinh xong đi ngang qua bàn nói trên thì thấy anh Phương say nằm trên ghế tại bàn, tôi có đến hỏi thăm và đùa với anh Phương, anh Tâm lúc đó cũng đã say rồi nên tiếp tục hiểu lầm tôi và đã cầm cái ly thủy tinh dùng để uống bia tại bàn đánh một cái vào vùng mặt của tôi. Thấy sự việc như vậy, mọi người can ngăn rồi đưa tôi đi cấp cứu. Hậu quả là tôi bị vết thương hở vùng thái dương, vùng trán và vùng khóe mắt phải. Ngày 17/8/2021, tôi đã đến công an phường trình báo. Tôi có yêu cầu giám định, tỷ lệ thương tích là 15%. Hiện tại, anh Tâm đã bị truy tố về tội cố ý gây thương tích và chuẩn bị có phiên tòa xét xử. Tôi có thể đòi bồi thường thiệt hại hay không và đòi như thế nào vì hiện tại việc điều trị cho khuôn mặt của tôi vẫn chưa thực hiện xong, tôi có thể chờ đến khi điều trị xong mới yêu cầu bồi thường có được không?

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Phong & Partners, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn cụ thể như sau:

 

Thứ nhất, có thể đòi bồi thường thiệt hại được hay không?

Để xác định trường hơp của bạn có thể đòi bồi thường thiệt hại được hay không thì cần xem xét có căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không. Tại Điều 584 Bộ luật dân sự quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác…”.

Theo đó, anh Tâm đã có hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của bạn và gây thiệt hại cho bạn, hành vi này không phải là do sự kiện bất khả kháng và cũng không phải hoàn toàn do lỗi của bạn nên anh Tâm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.  

 

Thứ hai, có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại thành một vụ án riêng được không?  

Vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Đối với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định như sau: “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tách phần trách nhiệm dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại ra khỏi vụ án hình sự để thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự khi có đầy đủ chứng cứ và tòa án sẽ xem xét giải quyết khi bạn có yêu cầu.

 

Thứ ba, yêu cầu bồi thường thiệt hại thế nào?  

Để yêu cầu của bạn có cơ sở thì bạn phải là người có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, bạn phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của bạn bị thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn, người xâm hại đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường thiệt hại như sau:

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chi phí này bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ.. để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Để có căn cứ chứng minh thu nhập này, người bị thiệt hại về sức khỏe có thể chứng minh qua thang bảng lương, hợp đồng lao động mình đã ký kết để tính ra mức thiệt hại cụ thể.

a)  Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

-  Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

-  Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

-  Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

-  Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường.

b)  Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a nói trên. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

3.  Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Đối với những trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe cần người chăm sóc trong thời gian điều trị tại bệnh viên, cơ sở y tế thì thu nhập của người chăm sóc người bị xâm hại về sức khỏe cũng được tính vào chi phí bồi thường. Tuy nhiên, mức bồi thường cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình điều trị của người bị xâm phạm về sức khỏe và thu nhập thực tế của người chăm sóc.

a)  Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

-  Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.  

-  Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

-  Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

-  Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

4. Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân.

Nếu cần hiểu rõ và cụ thể hơn, bạn có thể gửi email, điện thoại hoặc đến văn phòng để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư của Phong & Partners.

 

 

===================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425

          CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624

          CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099

          CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269

Tel: 0236.3822678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/