ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT RỪNG (CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP)
Được đăng vào 17:23 Ngày 22/01/2021
Chị Nguyễn Thị Kim Tuyết hỏi: Tôi muốn nhận chuyển nhượng một khu đất rừng có diện tích hơn 22 ha. Đất này của một người được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, (mục đích sử dụng: đất có rừng trồng sản xuất, hình thức sử dụng: riêng). Tuy nhiên, tôi có tìm hiểu và biết rằng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng hay nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, tôi muốn hỏi luật sư: 1. Tôi có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng hay không? 2. Thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

          1. Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng

          Có thể xác định loại đất mà chị muốn nhận chuyển nhượng là đất nông nghiệp và theo quy định Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì, chị có quyền nhận chuyển nhượng đối với đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân được giao trong hạn mức không thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, để nhận chuyển nhượng đúng theo quy định của pháp luật, chị cần xem xét các điều kiện cụ thể như sau:

          Thứ nhất, đối với bên chuyển nhượng, phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, cụ thể như: có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.

          Thứ hai, về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, chị chỉ được phép nhận chuyển nhượng đúng hạn mức theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi).

          Ngoài ra, bên cạnh quy định chung của pháp luật, mỗi địa phương sẽ có những quy định đặc thù về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng. Do đó, chị cần phải xem xét về chính sách ở địa phương nơi chị muốn nhận chuyển nhượng có cho phép việc nhận chuyển nhượng hay không, để từ đó thực hiện việc nhận chuyển nhượng đúng theo quy định của pháp luật và giảm thiểu rủi ro.

 

          2. Trình tự, thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng:

          Bước 1: Hai bên phải thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

          Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

  • Bản gốc CMND, sổ hộ khẩu của hai bên;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận kết hôn (hoặc giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân) của bên nhận chuyển nhượng;
  • Giấy khai sinh (nếu các bên thuộc trường hợp được miễn lệ phí trước bạ, thuế thu thập cá nhân);
  • Kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp nếu được yêu cầu.

          Bước 2: Tiến hành thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

          Hồ sơ cụ thể gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);
  • CMND, sổ hộ khẩu của hai bên;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ, tờ khai thuế thu thập cá nhân.

          Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả.

          Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và hai bên hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì bên nhận chuyển nhượng sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

          Như chị đã trình bày, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng (chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp) khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn, chị có thể liên hệ Văn phòng luật sư PHONG & PARTNERS.

 

 

================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ NGÔ HOÀI PHONG

PHONG & PARTNERS LAW FIRM

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, thành phố Đà Nẵng

Tel: 0236.3822678 – 0905102425

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com/  

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/