Luật sư Ngân hàng
HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Trong các giao dịch tài chính, hợp đồng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán, điều khoản không rõ ràng, lãi suất thay đổi hoặc xử lý tài sản thế chấp không đúng quy định. Những mâu thuẫn này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn kéo theo rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người vay cần nắm rõ các phương thức giải quyết tranh chấp theo đúng quy định pháp luật, từ thương lượng, hòa giải đến khởi kiện tại tòa án. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng một cách hiệu quả, đảm bảo lợi ích của mình và tránh rủi ro pháp lý không đáng có.

1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?

 

Hợp đồng tín dụng là gì? Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có thể hiểu hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (như ngân hàng, công ty tài chính) và khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức). Trong đó, tổ chức tín dụng cam kết cung cấp một khoản vay và khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc cùng lãi suất theo các điều khoản đã thỏa thuận.

Hợp đồng tín dụng bắt buộc phải lập thành văn bản và có các điều khoản về số tiền vay, lãi suất, thời hạn, phương thức trả nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên.

 

2. Vì sao xảy ra tranh chấp hợp đồng tín dụng?

 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán

+ Không trả nợ đúng hạn, trả thiếu gốc hoặc lãi.

+ Cố tình trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

  • Ngân hàng/tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất, phí không minh bạch

+ Lãi suất thay đổi không đúng quy định.

+ Phí phạt trả chậm hoặc các khoản phí khác không được thỏa thuận rõ ràng.

  • Hợp đồng tín dụng có điều khoản không rõ ràng hoặc vi phạm pháp luật

+ Nội dung hợp đồng có điều khoản bất lợi cho khách hàng.

+ Hợp đồng thiếu thông tin quan trọng hoặc không tuân thủ quy định pháp luật.

  • Việc xử lý tài sản thế chấp có tranh chấp

+ Khách hàng không đồng ý với việc xử lý tài sản thế chấp.

+ Ngân hàng xử lý tài sản không đúng quy trình pháp luật.

  • Bên thứ ba can thiệp vào hợp đồng tín dụng

+ Tranh chấp giữa bên bảo lãnh và bên vay.

+ Người đồng vay hoặc bên thứ ba khiếu nại về nghĩa vụ trả nợ.

 

3. Hệ quả của tranh chấp hợp đồng tín dụng

 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho cả bên vay và bên cho vay, ảnh hưởng đến tài chính, pháp lý và uy tín của các bên liên quan. Dưới đây là một số hệ quả phổ biến:

Mộttổn thất tài chính nghiêm trọng

  • Đối với bên vay: Phải chịu phí phạt do chậm thanh toán, lãi suất tăng cao, nguy cơ mất tài sản thế chấp. Nếu tranh chấp kéo dài, người vay có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị đưa vào danh sách nợ xấu.
  • Đối với ngân hàng/tổ chức tín dụng: Việc không thu hồi được nợ đúng hạn có thể làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, ảnh hưởng đến dòng tiền và hoạt động kinh doanh.

Hai ảnh hưởng pháp lý, kiện tụng kéo dài

Nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc hòa giải, vụ việc có thể phải đưa ra tòa án hoặc trọng tài kinh tế. Quá trình kiện tụng kéo dài không chỉ tốn kém thời gian, chi phí mà còn gây ra áp lực pháp lý lớn cho cả hai bên. Trong trường hợp xấu nhất, người vay có thể bị cưỡng chế thi hành án, phát mại tài sản hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Baảnh hưởng đến uy tín và khả năng vay vốn trong tương lai

  • Đối với cá nhân/doanh nghiệp vay vốn: Nếu bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống tín dụng, người vay sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn tại các tổ chức tài chính khác.
  • Đối với ngân hàng: Nếu xử lý tranh chấp không minh bạch, thiếu công bằng, ngân hàng có thể bị mất uy tín, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng.

Bốn là tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh

Tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp có nguy cơ bị phong toả tài khoản, thu giữ tài sản thế chấp hoặc buộc thanh toán toàn bộ khoản vay trước hạn, dẫn đến mất cân đối dòng tiền và ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động. Ngoài ra, việc phát sinh tranh chấp có thể khiến doanh nghiệp mất uy tín, bị đưa vào danh sách nợ xấu, gây khó khăn trong việc huy động vốn và hợp tác với đối tác. Ngoài ra, Quy trình tố tụng kéo dài không chỉ tiêu tốn thời gian, chi phí pháp lý cao mà còn khiến ban lãnh đạo mất tập trung vào chiến lược kinh doanh, gây tâm lý bất ổn trong nội bộ công ty. Nếu thua kiện, doanh nghiệp có thể bị ngân hàng phát mại tài sản thế chấp, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, doanh nghiệp cần xem xét kỹ hợp đồng trước khi ký kết, ưu tiên thương lượng, hòa giải và nhờ luật sư tư vấn pháp lý nhằm tìm ra giải pháp tối ưu, tránh rủi ro pháp lý và tài chính.

Đối với chủ thế là cá nhân thì hệ quả tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng tương tự như đối với doanh nghiệp.

 

4. Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến

 

Tranh chấp về lãi suất và phí phạt: Tranh chấp về lãi suất và phí phạt trong hợp đồng tín dụng xảy ra khi có mâu thuẫn giữa bên vay và bên cho vay liên quan đến cách tính lãi, lãi suất phạt, phí phạt trả nợ trước hạn hoặc các khoản phí phát sinh khác. Các tranh chấp phổ biến bao gồm lãi suất thực tế cao hơn lãi suất thỏa thuận, cách tính lãi không minh bạch, lãi suất phạt quá hạn quá cao hoặc ngân hàng thu phí phạt trả nợ trước hạn không hợp lý. Ngoài ra, một số trường hợp còn phát sinh vấn đề tính lãi chồng lãi (lãi kép), thu phí không có trong hợp đồng gây thiệt hại lớn cho khách hàng. Để giải quyết tranh chấp, khách hàng cần kiểm tra kỹ hợp đồng, thương lượng với ngân hàng, khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc nhờ luật sư tư vấn nhằm bảo vệ quyền lợi. Việc hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký kết là cách tốt nhất để tránh rủi ro tranh chấp về lãi suất và phí phạt.

Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng xảy ra khi bên vay không thực hiện đúng cam kết về thời gian, số tiền hoặc phương thức thanh toán theo thỏa thuận với ngân hàng. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp bao gồm khách hàng chậm trả nợ, mất khả năng thanh toán, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc vi phạm điều kiện tất toán khoản vay. Ngoài ra, một số trường hợp phát sinh do ngân hàng áp dụng lãi suất phạt quá cao hoặc xử lý tài sản thế chấp không đúng quy định. Khi tranh chấp xảy ra, ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ như tính lãi phạt, yêu cầu tất toán khoản vay sớm, khởi kiện ra tòa án hoặc phát mại tài sản bảo đảm. Để bảo vệ quyền lợi, khách hàng cần chủ động đàm phán với ngân hàng, tìm giải pháp giãn nợ hoặc cơ cấu lại khoản vay.

Tranh chấp do điều khoản hợp đồng không rõ ràng: Tranh chấp do điều khoản hợp đồng không rõ ràng trong hợp đồng tín dụng thường xảy ra khi các điều kiện về lãi suất, phí phạt, thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên không được quy định cụ thể hoặc có cách hiểu khác nhau. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa bên vay và ngân hàng khi thực hiện hợp đồng. Một số tranh chấp phổ biến bao gồm cách tính lãi suất không minh bạch, điều khoản xử lý tài sản thế chấp không rõ ràng, quy định về phí phạt không được thỏa thuận chặt chẽ hoặc hợp đồng có nội dung gây bất lợi cho bên vay. Khi xảy ra tranh chấp, nếu không thể thương lượng, khách hàng có thể khiếu nại lên ngân hàng, cơ quan quản lý hoặc khởi kiện ra tòa để yêu cầu giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho mình. Để tránh rủi ro, người vay cần đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết, yêu cầu làm rõ các điều khoản chưa minh bạch và tham khảo ý kiến luật sư nếu cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh tranh chấp phát sinh sau này.

 

5. Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là vấn đề phổ biến giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng khi phát sinh mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ hoặc điều khoản trong hợp đồng. Việc giải quyết tranh chấp cần được thực hiện theo một quy trình hợp lý để đảm bảo quyền lợi của các bên và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Dưới đây là các phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất.

  • Thương lượng, Hoà giải: Đây là phương thức ưu tiên hàng đầu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Các bên có thể thương lượng trực tiếp để tìm ra giải pháp phù hợp, có thể là gia hạn thời gian trả nợ, giảm phí phạt hoặc cơ cấu lại khoản vay. Nếu không thể tự thỏa thuận, các bên có thể nhờ bên thứ ba (trung gian hòa giải) để hỗ trợ đàm phán.
  • Khiếu nại lên tổ chức tín dụng/ngân hàng: Khi thương lượng không đạt kết quả, bên vay có thể gửi đơn khiếu nại lên chính ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để yêu cầu xem xét lại hợp đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng có thể can thiệp nếu phát hiện tổ chức tín dụng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc gây bất lợi cho khách hàng. Cách này giúp giải quyết tranh chấp theo hướng hành chính, giảm bớt thủ tục pháp lý phức tạp.
  • Giải quyết tranh chấp tại Tòa án: Khi thương lượng, hòa giải không đạt kết quả, tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể được đưa ra Tòa án để giải quyết theo quy định pháp luật. Đây là phương án cuối cùng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
  • Giải quyết tranh chấp tại Trọng Tài Thương Mại: Nếu hợp đồng tín dụng có điều khoản trọng tài, các bên có thể yêu cầu Trung tâm Trọng tài Thương mại đứng ra giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm của trọng tài:

+ Giải quyết nhanh chóng hơn so với tòa án.

+ Quy trình linh hoạt, bảo mật và ít tốn kém hơn kiện tụng.

+ Phán quyết của trọng tài có tính ràng buộc pháp lý tương đương bản án của tòa án.

 

6. Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

 

Bước 1: Thu thập bằng chứng và tài liệu hợp đồng.

Bước 2: Xác định nguyên nhân và lỗi của từng bên.

Bước 3: Thương lượng với bên còn lại.

Bước 4: Nếu thương lượng thất bại, tiến hành khởi kiện.

Bước 5: Theo dõi quá trình giải quyết tại tòa án.

Bước 6: Kháng cáo hoặc Thi hành án

Sau khi có bản án nếu một trong các bên không đồng ý với bản án có thể kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án. Trường hợp các bên chấp nhận kết quả giải quyết (không có bên nào kháng cáo) thì bản án có hiệu lực, các bên có thể tự nguyện thực hiện theo bản án hoặc yêu cầu thi hành án thực hiện.

 

7. Lưu ý khi ký hợp đồng tín dụng để tránh tranh chấp

 

Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký: Hợp đồng tín dụng không chỉ là thỏa thuận vay vốn mà còn là cam kết pháp lý ràng buộc giữa người vay và ngân hàng. Việc đọc kỹ và hiểu rõ từng điều khoản trước khi ký kết chính là chìa khóa để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro pháp lý về sau. Trên thực tế, nhiều tranh chấp phát sinh do điều khoản không rõ ràng, cách tính lãi suất phức tạp, phí phạt cao hoặc điều kiện thanh toán khắt khe mà người vay chưa nắm rõ. Vì vậy, trước khi đặt bút ký, cần đặc biệt lưu ý mức lãi suất áp dụng (cố định hay thả nổi), các loại phí phát sinh, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như điều khoản về xử lý tài sản thế chấp khi không thể trả nợ. Một số ngân hàng có thể thay đổi chính sách hoặc áp dụng điều khoản bất lợi mà khách hàng không để ý, dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng. Nếu hợp đồng có nội dung phức tạp hoặc giá trị vay lớn, việc tham vấn luật sư sẽ giúp người vay nhận diện những rủi ro tiềm ẩn và đàm phán điều khoản có lợi hơn. Ký kết hợp đồng tín dụng không chỉ là một giao dịch tài chính, mà còn là quyết định quan trọng có ảnh hưởng lâu dài, vì vậy, sự cẩn trọng ngay từ đầu sẽ giúp tránh tranh chấp và đảm bảo quá trình vay vốn an toàn, minh bạch và hiệu quả.

Thỏa thuận rõ về lãi suất và điều khoản phạt: Lãi suất và điều khoản phạt là hai nội dung quan trọng trong hợp đồng tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ tài chính của người vay. Nếu không thỏa thuận rõ ngay từ đầu, người vay có thể phải chịu lãi suất cao, phí phạt bất lợi và các chi phí phát sinh không lường trước. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng, cần xem xét kỹ các yếu tố sau:

  • Lãi suất – Cần rõ ràng và minh bạch
  • Xác định loại lãi suất áp dụng: Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cố định (giữ nguyên trong suốt thời gian vay) hoặc lãi suất thả nổi (thay đổi theo thị trường). Nếu lãi suất thả nổi, cần yêu cầu ngân hàng làm rõ công thức điều chỉnh, thời gian điều chỉnh và mức trần tăng tối đa.
  • Lãi suất ưu đãi và điều kiện kèm theo: Một số ngân hàng áp dụng lãi suất thấp trong thời gian đầu, nhưng sau đó điều chỉnh lên cao, tạo áp lực tài chính cho người vay. Vì vậy, cần xem kỹ mức lãi suất sau thời gian ưu đãi và so sánh với lãi suất thị trường.
  • Công thức tính lãi: Xác định ngân hàng áp dụng tính lãi trên dư nợ ban đầu hay dư nợ giảm dần, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tổng số tiền phải trả.
  • Lãi suất khi quá hạn: Nếu không thanh toán đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất phạt cao hơn nhiều so với lãi suất vay ban đầu. Cần kiểm tra rõ mức lãi suất này và có kế hoạch tài chính phù hợp để tránh bị phạt nặng.
  • Điều khoản phạt – Tránh bị áp phí bất lợi
  • Phí phạt trả nợ trước hạn: Nếu người vay muốn tất toán khoản vay sớm, nhiều ngân hàng áp dụng phí phạt từ 1-5% trên số tiền trả trước. Cần xem kỹ điều khoản này để đánh giá có nên trả nợ sớm hay không.
  • Phí phạt chậm thanh toán: Khi trả chậm, ngân hàng thường áp dụng phí phạt và lãi suất quá hạn cao hơn nhiều so với lãi suất vay thông thường. Một số hợp đồng còn quy định tính lãi kép (lãi trên lãi), khiến số tiền phải trả tăng nhanh chóng.
  • Các chi phí phát sinh khác: Cần kiểm tra xem hợp đồng có quy định các khoản phí dịch vụ, phí quản lý khoản vay, phí xử lý hồ sơ, bảo hiểm tín dụng… hay không, để tránh bị trừ tiền ngoài dự kiến.
  • Giải pháp để đảm bảo quyền lợi
  • Đọc kỹ và yêu cầu ngân hàng giải thích từng điều khoản liên quan đến lãi suất và phí phạt để tránh nhầm lẫn.
  • So sánh với hợp đồng của các ngân hàng khác để đảm bảo lãi suất và phí phạt không quá cao so với mặt bằng chung.
  • Thương lượng với ngân hàng để điều chỉnh điều khoản bất lợi nếu có thể, đặc biệt là phí phạt trả nợ trước hạn và lãi suất quá hạn.
  • Tham khảo ý kiến luật sư hoặc chuyên gia tài chính để đảm bảo hợp đồng không có điều khoản bất lợi.

 

8. Cần làm gì khi phát sinh tranh chấp?

  •  
  • Xác định nguyên nhân tranh chấp: Trước tiên, cần làm rõ vấn đề gây ra tranh chấp, bao gồm:
  • Ngân hàng thay đổi điều khoản hợp đồng trái quy định?
  • Bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán?
  • Phí, lãi suất, thời hạn trả nợ có phát sinh sai lệch?
  • Điều kiện giải ngân không được đáp ứng như cam kết?

Bước này giúp bạn xác định hướng giải quyết phù hợp và thu thập bằng chứng cần thiết.

  • Kiểm tra lại hợp đồng tín dụng: Xem xét kỹ các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Đối chiếu với quy định pháp luật để xác định tính hợp pháp của hợp đồng.
  • Nếu phát hiện điều khoản bất lợi hoặc vi phạm, có thể sử dụng làm cơ sở bảo vệ quyền lợi.

Nếu có nghi ngờ, hãy nhờ luật sư tư vấn để phân tích hợp đồng một cách chính xác.

Luật sư có thể giúp gì trong giải quyết tranh chấp tín dụng? Tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể gây ra những thiệt hại tài chính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Trong bối cảnh đó, việc có luật sư tư vấn pháp lý chuyên sâu sẽ giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi một cách tối đa và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

  • Tư vấn pháp lý trước khi ký kết hợp đồng
  • Luật sư kiểm tra, phân tích nội dung hợp đồng tín dụng, giúp khách hàng nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.
  • Đảm bảo các điều khoản về lãi suất, phí phạt, thời hạn trả nợ, xử lý tài sản thế chấp được quy định rõ ràng, tránh các điều khoản bất lợi.
  • Hướng dẫn khách hàng thương lượng với ngân hàng để điều chỉnh các điều khoản chưa hợp lý.
  • Bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp
  • Đại diện khách hàng làm việc với ngân hàng, giúp thương lượng và tìm giải pháp hòa giải nhằm giảm thiểu rủi ro và tổn thất.
  • Thu thập chứng cứ, lập hồ sơ khởi kiện nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng hòa giải, đảm bảo bảo vệ quyền lợi tốt nhất tại Tòa án.
  • Hỗ trợ thi hành án, đảm bảo khách hàng được thực thi đầy đủ quyền lợi theo phán quyết của Tòa án.
  • Ngăn ngừa rủi ro pháp lý dài hạn
  • Luật sư giúp khách hàng định hướng chiến lược tài chính hợp lý, tránh các khoản vay có điều kiện bất lợi.
  • Hỗ trợ đàm phán, xử lý nợ xấu, giúp khách hàng giảm thiểu áp lực tài chính.
  • Tư vấn pháp lý liên tục, giúp khách hàng luôn chủ động trong các giao dịch tín dụng.

Việc thuê luật sư tư vấn pháp lý không chỉ giúp khách hàng tránh các rủi ro khi ký kết hợp đồng tín dụng, mà còn đảm bảo quyền lợi tối đa trong quá trình vay vốn và giải quyết tranh chấp. Với sự am hiểu sâu về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, luật sư sẽ là người đồng hành đáng tin cậy, giúp khách hàng an tâm hơn trong mọi giao dịch tài chính.

 

Hãy để chúng tôi giúp bạn!
Số điện thoại: 02363 822 678
phongpartnerslaw@gmail.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/