Nếu như nhiều năm trước đây, nói đến ngân hàng, người dân có độ tin cậy nhất định. Khi giao dịch với ngân hàng, người dân và doanh nghiệp đặt trọn niềm tin bởi suy nghĩ rằng ngân hàng là của Nhà nước; bởi hoạt động của ngân hàng được giám sát chặt chẽ bởi Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực tế chỉ ra rằng có rất nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến ngân hàng; trong đó, nhiều tranh chấp xuất phát từ lỗi của ngân hàng. Nếu Quý Khách hàng cần Luật sư ngân hàng để tư vấn trước và trong khi xúc tiến các giao dịch với ngân hàng hay để giải quyết các tranh chấp phát sinh với ngân hàng, vui lòng xem bài viết đây.
1. Luật sư ngân hàng là gì?
- Luật Ngân hàng được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng; điều chỉnh các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng.
- Luật sư ngân hàng được hiểu là luật sư tư vấn các vấn đề pháp luật về tài chính, ngân hàng từ giai đoạn làm hồ sơ vay cho đến giai đoạn giải quyết các tranh chấp phát sinh.
2. Có bao nhiêu loại hình tổ chức tính dụng theo quy định hiện hành?
Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 loại hình tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động, bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán theo tài khoản. Ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài các hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngân hàng còn được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính ...
Tổ chức tài chính vi mô là một loại hình chủ yếu thực hiện các hoạt động ngân hàng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cá nhân hay hộ gia đình có mức thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
3. Luật sư ngân hàng làm những việc gì?
- Tư vấn pháp lý cho cá nhân và tổ chức trong quan hệ thế chấp, vay vốn… với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác;
- Đại diện giải quyết các vấn đề phát sinh giữa cá nhân và tổ chức thế chấp, vay vốn… với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác tại Toà án nhân dân có thẩm quyền;
- Bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự liên quan đến ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung;
- …
4. Ai cần Luật sư ngân hàng?
- Cá nhân, tổ chức cần vay vốn ngân hàng nhưng tài sản đảm bảo chưa rõ ràng, liên quan đến tài sản chung, di sản thừa kế… Trong trường hợp này cần Luật sư ngân hàng hỗ trợ, giải quyết để đáp ứng yêu cầu của công chứng và ngân hàng.
- Cá nhân, tổ chức cần Luật sư ngân hàng xem xét, làm rõ và tư vấn những vấn đề liên quan đến hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và tín dụng với ngân hàng.
- Cá nhân, tổ chức cần Luật sư ngân hàng tư vấn để giải quyết các vấn đề phát sinh với ngân hàng liên quan đến hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và tín dụng với ngân hàng.
- Cá nhân, tổ chức cần Luật sư ngân hàng đại diện và/hoặc bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp trong các tranh chấp với ngân hàng tại Toà án.
- Cá nhân, tổ chức cần Luật sư ngân hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự liên quan đến tín dụng, ngân hàng.
- Ngân hàng cần Luật sư ngân hàng tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của mình, đặc biệt là giải quyết các tranh chấp phát sinh, xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo…
- Ngân hàng cần Luật sư ngân hàng đại diện và/hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các tranh chấp phát sinh.
5. Vì sao cần thuê Luật sư ngân hàng?
Tranh chấp liên quan đến Ngân hàng thông thường là những tranh chấp có giá trị lớn, tính phức tạp cao, có thể xuất phát từ các giao dịch như hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo hiểm...; đôi khi là chứa đựng những hệ lụy cho xã hội. Để chủ động trong mọi tình huống, ngăn ngừa các rủi ro pháp lý khi tham gia giao dịch có liên quan đến ngân hàng, giải quyết các tranh chấp tuân thủ các quy định pháp luật, cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý có kiến thức sâu rộng về ngành ngân hàng. Đó là lý do tại sao Luật sư ngân hàng trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành này. Dưới đây là một số lý do chi tiết tại sao cần thuê Luật sư ngân hàng.
- Kiến thức về lĩnh vực ngân hàng: Luật sư ngân hàng là người nắm rõ và có kiến thức sâu rộng về các luật pháp và quy định của ngành ngân hàng, bao gồm cả các quy định về tiền tệ, tín dụng, giao dịch.
- Hỗ trợ với các thủ tục pháp lý: Ngân hàng là ngành đặc thù nên các thủ tục pháp lý mang tính chất phức tạp, hồ sơ đòi hỏi chi tiết và tỉ mỉ. Chính vì vậy, Luật sư ngân hàng sẽ giúp ngân hàng thực hiện các thủ tục phức tạp này như lập hợp đồng, chuẩn bị văn bản pháp lý tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành… Luật sư sẽ cung cấp tư vấn chuyên môn để đảm bảo rằng các hoạt động của ngân hàng tuân thủ quy định pháp luật và không vi phạm quyền, lợi ích của khách hàng. Ngoài ra, Luật sư ngân hàng còn tham gia trong việc tư vấn, rà soát, hiệu chỉnh, đưa ra những lời tư vấn pháp lý cho cá nhân, doanh nghiệp trong các giao dịch với Ngân hàng như giao dịch cho vay, thế chấp…
- Tư vấn về giao dịch và hợp đồng: Luật sư ngân hàng cung cấp tư vấn về các giao dịch tài chính, hợp đồng vay và cho vay, hợp đồng bảo hiểm, giao dịch chứng khoán và các thỏa thuận liên quan khác, đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện theo đúng quy trình và quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng cũng như các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch. Bên cạnh đó, Luật sư sẽ nhận diện các rủi ro, bất lợi cũng như các điểm mấu chốt, đưa ra những phương án phù hợp cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch có liên quan đến pháp luật tài chính, ngân hàng;
- Đại diện trước cơ quan quản lý: Ngành ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật phức tạp và thay đổi liên tục, Luật sư ngân hàng sẽ cập nhật và đại diện cho ngân hàng trong việc tương tác với các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý tài chính khác.
- Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc khiếu nại liên quan đến hoạt động ngân hàng, Luật sư ngân hàng có nhiệm vụ tư vấn, đưa ra chiến lược pháp lý và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp pháp lý như đàm phán ngoài tòa, đại diện trong các vụ kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.
6. Tiêu chí lựa chọn luật sư ngân hàng là gì?
Hiện nay, hoạt động ngân hàng ngày càng diễn ra sôi động và phát triển nhanh chóng, chính vì vậy những vấn đề phát sinh cũng theo đó mà ngày càng tăng. Từ đó nhu cầu tư vấn pháp luật trở nên vô cùng cần thiết đối với cả các ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia giao dịch với ngân hàng. Trong thế giới pháp lý phức tạp của ngành ngân hàng, khi đối mặt với các vấn đề pháp lý, ngân hàng hay cá nhân, doanh nghiệp đều cần sự hỗ trợ từ một chuyên gia có hiểu biết sâu về lĩnh vực này. Việc lựa chọn một Luật sư ngân hàng phù hợp, đáng tin cậy và có kinh nghiệm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn Luật sư ngân hàng.
- Thứ nhất, độ tin cậy và bảo mật thông tin
Một Luật sư để hỗ trợ cho ngành nghề đặc biệt như ngân hàng cần phải bảo mật tuyệt đối thông tin của ngân hàng lẫn khách hàng của họ.
- Thứ hai, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng
Kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật là cơ sở để Luật sư hành nghề, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và có tính chuyên nghiệp cao. Luật sư đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính sẽ có hiểu biết sâu về các quy định, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý liên quan.
Luật sư có kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp để đạt được kết quả tốt nhất cho các tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng. Họ có thể tương tác với bên khách hàng của ngân hàng, đưa ra lời đề nghị, thỏa thuận và điều khoản để đạt được sự thoả thuận mà cả hai bên đều hài lòng.
- Thứ tư, ứng biến linh hoạt.
Luật sư ngân hàng nên có khả năng ứng biến linh hoạt trong các tình huống tranh chấp bởi đây là ngành có tính đặc thù cần phải xử lý nhanh chóng. Thời gian là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng và việc đáp ứng kịp thời có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và tác động tiêu cực đến khách hàng.
- Thứ năm, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic
Với vụ việc tính chất phức tạp, có một lượng lớn hồ sơ thì yêu cầu cần phải có kỹ năng phân tích tốt, sau đó tổng hợp thông tin để có thể nắm bắt được tổng quan sự việc và đưa ra những quyết định chính xác có lợi cho thân chủ.
- Thứ sáu, có đội ngũ hỗ trợ
Phải có đội ngũ quy mô để có thể phối hợp, hỗ trợ nhau một cách tốt nhất, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho ngân hàng.
7. Cơ quan nào giải quyết tranh chấp ngân hàng?
Trong trường hợp tranh chấp ngân hàng, các bên tranh chấp có thể lựa chọn cơ quan gỉai quyết phù hợp với tình huống của ngân hàng. Các cơ quan chính để giải quyết tranh chấp ngân hàng bao gồm:
- Toà án
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau:
- Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
- Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.
Trong cả hai trường hợp trên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
- Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Như vậy, khi thuộc trong các trường hợp trên, tranh chấp ngân hàng sẽ được giải quyết tại Trọng tài thương mại. Lưu ý thêm, tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
8. Tìm Luật sư Ngân hàng ở đâu?
Văn phòng Luật sư Phong & Partners tự hào là Văn phòng Luật sư uy tín và chuyên nghiệp tại khu vực Miền Trung nói riêng và các tỉnh thành khác trên cả nước nói chung. Phong & Partners cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Với kim chỉ nam “Lấy chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làm thước đo thành công”, hoạt động vì triết lý “Tôn công lý – Trọng thiện chí”, Dịch vụ Luật sư ngân hàng tại Phong & Partners luôn làm việc với tâm huyết, đam mê, tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng. Phong & Partners là một trong những lựa chọn đáng tin cậy cho Quý khách hàng bởi:
- Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý đông đảo, chuyên môn vững vàng, chuyên nghiệp, tư vấn tận tình, tận tâm;
- Đội ngũ Luật sư 20 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà ở;
- Cung cấp dịch vụ pháp lý về đất đai, nhà ở với chất lượng tốt nhất – là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và gắn kết, vì lợi ích cao nhất của khách hàng;
- Luôn ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên cập nhật quy định pháp luật và tình hình thực tiễn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm pháp lý gửi đến khách hàng;
- Cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng, nhằm đảm bảo khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
9. Các câu hỏi liên quan đến Luật sư Ngân hàng
(1). Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình có thế chấp để vay ngân hàng được không?
- Về mặt nguyên tắc, một tài sản muốn dùng để thế chấp thì những người đồng sở hữu phải ký tên trên hợp đồng thế chấp. Do đó, sổ đỏ đứng tên hộ gia đình thì những người có tên trong hộ gia đình tại thời điểm được cấp sổ đỏ pháp lý hợp đồng thế chấp tại cơ quan công chứng. Vậy nên, sổ đỏ đứng tên hộ gia đình hoàn toàn có thể dùng để thế chấp vay ngân hàng.
- Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng, dẫn đến khó hoặc không thể dùng sổ đỏ thế chấp để vay ngân hàng. Trong đó có các trường hợp như: không thể chứng minh được những người trong hộ gia đình tại thời điểm sổ đỏ được cấp; một trong các thành viên thuộc hộ gia đình đã đi nơi khác sinh sống mà không thể liên lạc được; một trong những người thuộc hộ gia đình không đồng ký hợp đồng thế chấp; một trong những thành viên thuộc hộ gia đình đã chết, quyền tài sản của họ đã chuyển dịch cho những đồng thừa kế…
(2). Chồng dùng sổ hưu trí để vay ngân hàng, sau khi chết vợ có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng không?
- Thứ nhất, xét về trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với khoản nợ do vợ hoặc chồng xác lập, theo quy định của pháp luật, khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là nợ chung của vợ chồng. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Đồng thời, pháp luật cũng quy định vợ chồng có trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình. Do vậy, nếu có cơ sở xác định đây là khoản nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ phải có trách nhiệm trả khi chồng chết.
- Thứ hai, xét về nghĩa vụ của người hưởng thừa kế đối với nghĩa vụ của người chết để lại, theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, nếu người chống chết có để lại di sản thừa kế thì những người đồng thừa kế, trong đó có người vợ, có trách nhiệm trả khoản nợ do người chồng chết để lại trong phạm vi phần di sản được hưởng. Nghĩa là, người được hưởng di sản chỉ có trách nhiệm trả đối với phần nợ bằng hoặc thấp hơn giá trị di sản mà mình được hưởng.
(3). Dùng nhà đất để đảm bảo cho công ty của con vay ngân hàng, liệu có bị mất nhà không?
Có thể hiểu, giữa Công ty của con Anh/Chị và Ngân hàng đã tồn tại một Hợp đồng vay tiền, Anh/Chị là bên bảo lảnh cho khoản vay trên, tài sản nhà đất của Anh/Chị đóng vai trò là tài sản được "thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".
Như vậy, về nguyên tắc, nếu Công ty của con Anh/Chị không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng, thì Ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm là nhà đất để giải quyết khoản nợ. Do đó, khi dùng nhà đất để đảm bảo cho công ty của con vay ngân hàng thì việc mất nhà là có thể xảy ra.
(4). Vợ chồng tôi dùng nhà để đảm bảo cho công ty của con rể vay, công ty của con rể vẫn làm ăn tốt nhưng con rể lại dùng tiền có được để mua tài sản riêng và để bố mẹ đẻ đứng tên. Tôi phải làm gì để khỏi phải mất nhà?
Khi sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của người khác, Anh/Chị trở thành bên bảo lãnh và tài sản của Anh/Chị trở thành tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ vay của công ty con rể. Như vậy, nếu công ty của con rể không thanh toán được nợ với Ngân hàng, Ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm để tất toán khoản vay; Anh/Chị có thể đối diện với nguy cơ mất nhà.
Với tình huống này, Vợ chồng Anh/Chị có thể giải quyết theo hai hướng sau để không phải mất nhà.
- Trường hợp 1: Đề nghị con rể tất toán nợ với Ngân hàng
Trong tình trạng công ty con rể làm ăn phát đạt, có khả năng để trả nợ thì Anh/Chị có thể đề nghị con rể sắp xếp, giải quyết khoản nợ tại Ngân hàng.
Sau khi giải quyết nợ xong, tài sản bảo đảm là nhà sẽ được giải chấp. Anh/Chị có toàn quyền đối với tài sản của mình.
- Trường hợp 2: Đề nghị công ty con rể tiến hành thay đổi tài sản thế chấp
Trong tình trạng công ty con rể làm ăn phát đạt, có tiền để mua nhiều tài sản thì Anh/Chị có thể đề nghị con rể tiến hành thay đổi tài sản thế chấp khác.
Để tiến hành việc này, cần có sự đồng ý và phối hợp từ Ngân hàng. Anh/Chị cũng cần trao đổi với Ngân hàng trước khi tiến hành.