HƯỚNG DẪN VIỆT KIỀU KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Được đăng vào 14:22 Ngày 24/10/2023
Mặc dù khi người dân rời quê hương và định cư ở nước ngoài (Việt kiều) nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của họ vẫn luôn được đảm bảo tại Việt Nam, trong đó, bao gồm cả quyền thừa kế di sản của người thân trong nước. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế thông thường không quá phức tạp, tuy nhiên, với đối tượng là Việt kiều cần có những điều kiện nhất định để thực hiện thủ tục này.

1. Việt Kiều là ai?

Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Từ quy định trên, có thể phân loại Việt kiều (hay còn gọi là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” dưới góc độ pháp lý) bao gồm 02 nhóm chính sau:

Nhóm thứ nhất: Là những người còn quốc tịch Việt Nam, hiện đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài;

Nhóm thứ hai: Là những người không còn quốc tịch Việt Nam nhưng nguồn gốc của họ có cha mẹ, ông bà tổ tiên là công dân Việt Nam, hiện đang cư trú và sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

 

2. Di sản thừa kế là gì?

Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, di sản thừa kế là tài sản của cá nhân (tài sản riêng và một phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác) để lại cho người khác sau khi người này chết. Tài sản thuộc di sản thừa kế có thể là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Di sản thừa kế được định đoạt sau khi người để lại di sản thừa kế chết theo hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế theo di chúc là việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết bằng văn bản hoặc lời nói.

3. Việt Kiều có được hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; không giới hạn quyền hưởng di sản giữa người trong nước, người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc một trong những trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì không được hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam.

Như vậy, Việt kiều vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế tại Việt Nam nếu không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật hoặc bị tước quyền thừa kế theo ý chí của người lập di chúc để lại di sản thừa kế.

 

4. Một số điều kiện nhất định đối với Việt Kiều để nhận thừa kế một số di sản

a. Điều kiện đối với Việt Kiều để nhận thừa kế là nhà ở

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở 2014, Việt kiều thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ điểm khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2014 và Điều 8 Luật Nhà ở 2014, để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi nhận thừa kế tại Việt Nam thì Việt kiều phải là đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, Việt kiều được hưởng thừa kế nhà ở và thuộc đối tượng được phép nhập cảnh tại Việt Nam thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó.

Ngược lại, trong trường hợp Việt Kiều được hưởng thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà theo quy định thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Có nghĩa là người này không được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam nhưng có quyền định đoạt (chuyển nhượng hoặc được tặng cho) nhà ở được thừa kế cho các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà không được thực hiện những quyền khác của chủ sở hữu.

b. Điều kiện đối với Việt Kiều để nhận thừa kế là đất đai

Điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là Việt kiều thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Ngược lại, nếu không thuộc đối tượng được quy định thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Theo đó, điều kiện để Việt kiều nhận thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

Việt kiều phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

Việt kiều thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Trường hợp Việt kiều không đủ các điều kiện như trên thì không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được quyền định đoạt (chuyển nhượng hoặc được tặng cho) quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

 

5. Hồ sơ Việt Kiều yêu cầu khai nhận di sản thừa kế tại Đà Nẵng gồm những gì?

Hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế của Việt kiều bao gồm:

a. Giấy tờ chung:

Phiếu yêu cầu công chứng;

Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết…);

Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần…;

Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung, riêng của người để lại di sản đối với tài sản;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận quan hệ hôn nhân…);

Giấy tờ tùy thân của người khai nhận: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…;

Hợp đồng ủy quyền (nếu có);

b. Trường hợp có di chúc và di chúc ghi rõ cách phân chia tài sản, cung cấp thêm:Bản sao di chúc

c. Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, cung cấp thêm:

Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu.

 

6. Trình tự, thủ tục để Việt Kiều khai nhận di sản thừa kế tại Đà Nẵng

Thủ tục để Việt kiều khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Theo đó, để nhận di sản thừa kế thì Việt kiều thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế

Việt kiều nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;

Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…

Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5: Ký chứng nhận

Việt kiều xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế để Công chứng viên đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.

Bước 6: Trả kết quả

Việt kiều nộp phí công chứng và nhận văn bản khai nhận phần di sản mà mình được thừa kế.

 

Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 23/10/2023.

===========================

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà K&M, 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0905.503.678

Email: phongpartnerslaw.hcmc@gmail.com

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG

1. Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

2. Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 205 624

3. Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

4. Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

5. Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Website: https://phong-partners.com

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw

https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson

https://www.facebook.com/luatsusontra

https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu

https://www.facebook.com/LuatsuCamLe 

 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/