Trước tiên, cần làm rõ nghĩa của cụm từ “Lạm dụng tình dục trẻ em” là như thế nào?
Hiện nay, chưa có bất cứ tài liệu chính thống nào của Việt Nam đưa ra khái niệm/định nghĩa giải thích “Lạm dụng tình dục trẻ em” là gì. Tuy nhiên, thông qua các khái niệm/định nghĩa của các tổ chức quốc tế về lạm dụng trẻ em/ngược đãi trẻ em cụ thể như dưới đây, chúng ta có thể rút ra khái niệm giải thích về lạm dụng tình dục trẻ em.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì lạm dụng (xâm hại/ngược đãi) trẻ em là tất cả những hình thức ngược đãi cả về tình cảm và thân thể, lạm dụng tình dục, xao nhãng, hoặc đối xử lơ đãng, hoặc khai thác vì mục đích thương mại hoặc khai thác dẫn đến tổn hại hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại tới sức khoẻ, sự sống còn, sự phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ trong bối cảnh có liên quan đến trách nhiệm, sự tin cậy hoặc quyền lực.
Theo Tổ chức Liên hiệp quốc (UN) thì lạm dụng tình dục trẻ em là tất cả những hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khoẻ hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành.
Từ các khái niệm/định nghĩa trên về lạm dụng/xâm hại trẻ em, chúng ta có thể hình dung được lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi tác động về mặt tinh thần và/hoặc thể chất của trẻ em, gây ra những tổn thương thực tế về mặt tinh thần và thể chất hoặc tiềm ẩn, đe doạ gây ra những tổn thương, tác động tiêu cực mạnh mẽ đến sự phát triển về thể chất, tâm hồn và nhân phẩm của trẻ.
Quy định của pháp luật về hành vi lạm dụng tình dục trẻ em
Từ những mô tả về hành vi lạm dụng tình dục trẻ em như trên, đối chiếu với quy định tại Bộ luật Hình sự Việt Nam thì tuỳ vào mức độ, tính chất cũng như đối tượng thực hiện hành vi và hậu quả do hành vi gây ra mà hành vi lạm dụng tình dục trẻ em sẽ có dấu hiệu của các tội phạm sau đây:
Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 146.
Tội giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với người từ 13 đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 145.
Tội cưỡng dâm người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 144.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142.
Chế tài xử lý
Đối với tội dâm ô với người dưới 16 tuổi thì tuỳ vào mục đích, mức độ của hành vi, mối quan hệ của người thực hiện hành vi với người bị hại và hậu quả gây ra cho người bị hại mà có thể bị phạt tù thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần với mức tối đa là 90 triệu đồng (50 lần mức lương cơ sở).
Đối với tội cưỡng dâm người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì tuỳ vào mức độ của hành vi, mối quan hệ của người thực hiện hành vi với người bị hại, hậu quả gây ra cho người bị hại mà có thể bị phạt tù thấp nhất là 05 năm và cao nhất là chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần với mức tối đa là 90 triệu đồng (50 lần mức lương cơ sở).
Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì tuỳ vào mức độ của hành vi, mối quan hệ của người thực hiện hành vi với người bị hại, hậu quả gây ra cho người bị hại mà có thể bị phạt tù thấp nhất là 07 năm và cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần với mức tối đa là 90 triệu đồng (50 lần mức lương cơ sở).
Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tuỳ vào mức độ của hành vi, mối quan hệ của người thực hiện hành vi với người bị hại, hậu quả gây ra cho người bị hại mà có thể bị phạt tù thấp nhất là 01 năm và cao nhất là 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần với mức tối đa là 90 triệu đồng (50 lần mức lương cơ sở).
Khuyến cáo
Thông qua nội dung trên, chúng tôi hy vọng Quý bạn đọc là các bậc cha mẹ hãy luôn bằng mọi cách bảo vệ con mình tốt nhất trước những nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Không ngoại trừ biện pháp trang bị cho các con những kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình bằng việc cởi mở trao đổi với con về vấn đề giới tính, bên cạnh việc bảo vệ con bằng cách đặt con trong vòng tay của mình. Để từ đó giúp các con nhận diện rõ được các hành vi lạm dụng tình dục là như thế nào và cách phòng tránh, cũng như có biện pháp xử lý trước những hành vi lạm dụng tình dục của người khác đối với mình.
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 02/10/2024.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu