LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Được đăng vào 14:08 Ngày 15/07/2025
Ngày 1/7/2025, mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và xã/phường/thị trấn) chính thức được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước. Hòa chung không khí “Tết của giang sơn”, hệ thống Tòa án nhân dân (TAND) cũng được điều chỉnh, sắp xếp lại nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức mới, bảo đảm tính hiệu quả và thống nhất trong hoạt động xét xử.

Nhìn lại chặng đường từ năm 1945 đến nay, trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, hệ thống Tòa án ở Việt Nam đã gắn liền với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp và phục vụ nhân dân.

Giai đoạn hình thành: Tòa án đầu tiên ra đời

Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 13/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 33c/SL, thành lập Tòa án quân sự để xét xử những hành vi xâm phạm đến nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, Tòa án quân sự chỉ có thẩm quyền xét xử các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, gây phương hại đến nền độc lập của đất nước. 

Trong khi đó, các tội danh hình sự thông thường như trộm cắp, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cùng các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình chưa có cơ quan xét xử cụ thể, dù trên thực tế các vụ việc này diễn ra khá phổ biến trong xã hội.

Ngày 24/01/1946: Sắc lệnh số 13 được ban hành để giải quyết các vụ việc dân sự, vụ việc hình sự không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia, đồng thời quy định thành lập Tòa án sơ cấp (tại quận/ huyện/ phủ/ châu) và Tòa án đệ nhị cấp (tại tỉnh và các thành phố lớn). 

Cùng với đó, ngạch Thẩm phán sơ cấp và Thẩm phán đệ nhị cấp cũng được thiết lập nhằm đảm bảo chuyên môn trong hoạt động xét xử. Đáng chú ý, ngay từ thời điểm này, nguyên tắc Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã được xác lập tại Điều 50 của Sắc lệnh, thể hiện tư duy tiến bộ và nền móng cho hệ thống tư pháp hiện đại.

Ngày 23/8/1946: Do Sắc lệnh số 33c/SL không cho phép Tòa án quân sự xét xử quân nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 163, thành lập Tòa án binh lâm thời để xét xử các vụ việc liên quan đến quân nhân và những người gây hại đến quân đội. 

Ngày 16/2/1947: Sắc lệnh số 19 mở rộng tổ chức Tòa án binh trên phạm vi toàn quốc. Các Tòa án binh có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kỷ luật quân đội, xét xử kịp thời các hành vi sai trái của quân nhân, từ binh lính đến các sĩ quan cấp cao.

Giai đoạn xây dựng: Tòa án của dân, do dân và vì dân

Ngày 22/5/1950: Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 85, chính thức đổi tên các Tòa án sơ cấp thành “Tòa án nhân dân huyện”, và Tòa án đệ nhị cấp thành “Tòa án nhân dân tỉnh”, đánh dấu sự thay đổi quan trọng, thể hiện rõ tính dân chủ trong hoạt động tư pháp.

Trong quá trình phát triển của hệ thống tư pháp Việt Nam, các bản Hiến pháp qua từng thời kỳ đã lần lượt xác lập và điều chỉnh cơ cấu tổ chức của hệ thống TAND phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và cải cách tư pháp. 

Ngày 31/12/1959: Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Hiến pháp năm 1959. Tại Điều 97 của Hiến pháp, lần đầu tiên TAND và Tòa án quân sự được thiết lập, đồng thời quy định cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án bao gồm TAND tối cao và các TAND địa phương. Mô hình này thể hiện bước đầu tiên trong việc thiết lập một hệ thống tư pháp thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của trung ương.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham dự Hội nghị học tập Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tiến hành tháng 8-1960.

Giai đoạn hoàn thiện: Hiện đại hóa ngành Tư pháp

Hiến pháp năm 1980 (thông qua ngày 19/12/1980) và Hiến pháp năm 1992 (thông qua ngày 15/5/1992) tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức của Tòa án như đã quy định trong Hiến pháp 1959, với TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, có trách nhiệm giám đốc việc xét xử của các Tòa án cấp dưới. 

Điểm mới trong hai bản Hiến pháp này là việc mở rộng khả năng tổ chức thêm các loại Tòa án khác theo quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển hệ thống tòa án chuyên trách hoặc theo lĩnh vực trong tương lai. 

Tuy nhiên, trong thực tế, trong suốt giai đoạn từ 1992 đến trước cải cách tư pháp năm 2013, quy định này chưa được triển khai mạnh mẽ, hệ thống tòa án vẫn chủ yếu được duy trì theo mô hình TAND các cấp và Tòa án quân sự.

Ngày 28/11/2013: Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua với 97,59% đại biểu tán thành. Trong đó, cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới. 

Tại Điều 102 của Hiến pháp 2013 quy định TAND bao gồm “TAND tối cao” và “các Tòa án khác do luật định”. Cách diễn đạt này vừa kế thừa mô hình tổ chức cũ, vừa mở ra khuôn khổ pháp lý rộng hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho việc thành lập các loại Tòa án mới theo yêu cầu của thực tiễn như Tòa án chuyên trách, Tòa án khu vực, hoặc các mô hình thử nghiệm về cải cách tư pháp. 

Đây được xem dấu mốc quan trọng, thể hiện sự chuyển mình của hệ thống tư pháp Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa và phù hợp hơn với nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như các chuẩn mực quốc tế về tư pháp độc lập.

Hiến pháp 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013

Ngày 24/11/2014: Quốc hội thông qua Luật Tổ chức TAND năm 2014, chính thức xác định hệ thống Tòa án gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; và Tòa án quân sự.

Điểm mới của Luật này là Tòa án quân sự trở thành một bộ phận trong hệ thống TAND, góp phần hoàn thiện thiết chế tư pháp thống nhất, hiệu quả.

Ngày 28/5/ 2015: Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 957 để thành lập ba Tòa án nhân dân cấp cao, bao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn mới: Tinh gọn để vươn mình

Ngày 24/6/2025: Với 414/416 đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tòa án nhân dân. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.

Trong đó, quy định tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Tòa án nhân dân khu vực; Tòa án chuyên biệt tại Trung tâm tài chính quốc tế (sau đây gọi chung là Tòa án chuyên biệt); Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

Ngày 27/6/2025: Nghị quyết số 85 được ban hành để thành lập các Tòa Phúc thẩm. Trong đó, từ ngày 1/7/2025, sẽ có ba Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đặt ở 3 miền. 

[1] Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội (Tòa Phúc thẩm 1) có trụ sở đặt tại Hà Nội. Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 18 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng; các tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Tuyên Quang.

[2] Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng (Tòa Phúc thẩm 2) có trụ sở đặt tại TP. Đà Nẵng. Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: TP. Đà Nẵng, TP. Huế, các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi và Quảng Trị.

[3] Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại tại TP. HCM (Tòa Phúc thẩm 3) có trụ sở tại TP. HCM. Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: TP. Cần Thơ, TP. HCM; các tỉnh: An Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Ngày 01/7/2025:  Sau quá trình tổ chức, sắp xếp và hợp nhất, hệ thống TAND hiện có 34 TAND cấp tỉnh. Trong số này, có 19 TAND tỉnh và 4 TAND thành phố được tổ chức lại. Riêng 11 TAND cấp tỉnh vẫn giữ nguyên tổ chức, không thực hiện việc sắp xếp. Cụ thể, các đơn vị này bao gồm TAND các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và TAND hai thành phố: Hà Nội và Huế.

Ba Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện chính thức ngừng hoạt động. 

Liên quan đến việc thành lập TAND khu vực, tổng cộng 355 TAND khu vực đã được thành lập tại 34 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. 

Danh sách địa chỉ trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực kể từ ngày 01/7/2025

Đây được xem là một bước đi quan trọng trong tiến trình kiện toàn tổ chức bộ máy tư pháp theo hướng tinh gọn, chuyên sâu và nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử.

 

TAND khu vực 2 TP.HCM kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của TAND. TP Thủ Đức

Từ những sắc lệnh đầu tiên dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đến những bước cải cách mạnh mẽ gần đây, hệ thống TAND ở Việt Nam đã trải qua một hành trình dài, phản ánh sự phát triển liên tục của một nền tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phục vụ nhân dân. 

Việc tổ chức lại bộ máy Tòa án theo mô hình mới, trong đó có việc thành lập các TAND cấp tỉnh và TAND khu vực, không chỉ là sự sắp xếp hành chính đơn thuần, mà còn là biểu hiện rõ nét của quyết tâm xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, độc lập, hiệu lực và hiệu quả hơn.

Hệ thống Tòa án hôm nay đang đứng trước một trang mới, nơi mà yêu cầu cải cách tư pháp không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống và kỳ vọng của nhân dân. 

Với nền tảng gần 80 năm phát triển, cùng sự đổi mới toàn diện về tổ chức, con người và cơ chế vận hành, TAND Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phụng sự công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và pháp quyền.

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
 DLHA
KHOA LUẬT
Visnam
Xi măng Ngũ Hành Sơn
Công kin
Lữ hành Hội An
Cảng Đà Nẵng
 Tiến Thu
FUJIDAN
EVN
SUNRISE BAY
Pizza Hut
FAFIM
 petrolimex
 VCCI
Đăng Hải
Skyline
Khả Tâm
28
SEATECHCO
Trade Line
SILK AIR
 Báo Công an
 Danang TV
 NEW VISION
 Hội doanh nhân trẻ
VITRACO
NOSCO
ATA
 EVN
 THE FRED HOLLOWS
 CCI
 Premo
 UID
  DRC
 Groz-Beckert
 VAS steel
 Relats
Makitech
Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Zalo
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
Zalo
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

info@phong-partners.com

https://www.whatsapp.com/

viber

https://www.viber.com/