LỪA DỐI ĐỂ VAY TIỀN VÀ KHÔNG TRẢ NỢ ĐẾN HẠN DÙ CÓ KHẢ NĂNG CHI TRẢ, CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Được đăng vào 09:52 Ngày 12/04/2024
*Bạn đọc hỏi: chị H.L., trú tại TP Đà Nẵng, hỏi: Trong quá trình kinh doanh, vợ chồng tôi có quen biết vợ chồng ông H. và bà P. trú tại tỉnh Đắk Lắk. Năm 2020, vợ chồng ông H. ngỏ ý vay tiền từ vợ chồng tôi và còn tự giới thiệu là con nuôi của một lãnh đạo cấp cao tỉnh Đắk Lắk để tạo niềm tin cho khoản vay nhưng sau này tôi biết được rằng thông tin này không đúng sự thật. Vì tin nên vợ chồng tôi đã đi vay ngân hàng 26 tỷ đồng để cho vợ chồng ông H. vay. Sau khi vay, vợ chồng ông H. dùng 11 tỷ đồng mua nhà ở Đà Nẵng và hứa sau khi bán nhà ở Đắk Lắk sẽ trả nợ; 15 tỷ đồng còn lại dùng để trả bớt nợ ngân hàng. Đồng thời, để củng cố niềm tin cho vợ chồng tôi, ông H. còn hứa với tư cách giám đốc 1 công ty xây dựng sẽ dùng nguồn tiền từ các công trình đang thi công của công ty này để trả nợ, hạn trả nợ chậm nhất là đến ngày 11-12-2022. Nhưng sau khi đã bán nhà ở Đắk Lắk, vợ chồng ông H. vẫn không chịu trả nợ cho tôi. Mãi đến cuối năm 2021, vợ chồng ông H. bán nhà ở Đà Nẵng mới trả cho chúng tôi số tiền 11 tỷ đồng. Số tiền 15 tỷ đồng còn lại, mặc dù vẫn còn nhiều tài sản nhưng vợ chồng ông H. vẫn không chịu trả nợ cho chúng tôi, liên tục hứa hẹn, câu kéo thời gian. Theo tôi được biết, công ty xây dựng của ông H. thực chất là công ty gia đình của ông với thành viên góp vốn là ông và con trai ruột của ông. Công ty này đã trúng nhiều gói thầu xây dựng lớn của tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh, thành khác, có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động xây dựng nhưng cho đến nay vợ chồng ông H. vẫn tiếp tục chây ỳ, không có ý định hay dấu hiệu nào sẽ trả nợ cho vợ chồng tôi. Cho tôi hỏi vợ chồng ông H. có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa dối, lấy lòng tin để vay tiền và hành vi không chịu trả nợ đã đến hạn dù vẫn có khả năng chi trả không?

*Luật sư Phan Thụy Khanh, Phó trưởng Văn phòng luật sư Phong & Partners – Trưởng chi nhánh Sơn Trà, trả lời:

Vay mượn tiền là giao dịch dân sự diễn ra rất phổ biến trong xã hội. Đó là nhu cầu chính đáng và bình thường nếu bên cho vay và bên vay đều coi trọng chữ tín, tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, không ít trường hợp người vay sau khi vay được tiền, giải quyết được các vấn đề cá nhân của mình đã bội tín, chây ỳ không chịu trả lại số tiền đã vay, thậm chí có trường hợp cố tình chiếm đoạt số tiền đã vay mượn. Trường hợp của vợ chồng chị H.L. được nhìn nhận dưới góc độ pháp lý tế thế nào? Chị nên làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

 

1. Hành vi lừa dối, lấy lòng tin để vay tiền là có dấu hiệu hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Theo thông tin chị H.L. cung cấp, ông H. đã tự giới thiệu mình là con nuôi của một lãnh đạo cấp cao tỉnh Đắk Lắk để tạo niềm tin đối với vợ chồng chị nhưng thực tế đây là thông tin không chính xác. Vì vợ chồng chị H.L. tin tưởng vợ chồng ông H. và tin vào mối quan hệ mà ông H. giới thiệu nên đã cho ông H. vay số tiền lớn. Cho đến nay, mặc dù đã quá thời hạn thanh toán theo giao ước của hai bên, vợ chồng ông H. vẫn không trả nợ mặc dù có nhiều tài sản. Dưới góc độ pháp lý, việc ông H. dùng thủ đoạn gian dối làm cho vợ chồng chị H.L. tin vào những thông tin giả là thật và đã trao tài sản cho vợ chồng ông H., là hành vi có cơ sở để xem xét về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự. Cụ thể như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự nêu trên, hành vi lừa dối, sử dụng mánh khoé, lấy danh nghĩa là con nuôi của người có uy tín, đang giữ chức vụ cao để đi vay tiền, tạo niềm tin hòng khiến cho người khác vì tin mà đem tài sản trao cho mình, đồng thời sau đó cố tình không trả lại tài sản, là có dấu hiệu hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, với số tiền chiếm đoạt lên đến 15 tỷ đồng, hành vi này sẽ rơi vào khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự, vợ chồng ông H. có thể đối diện với khung hình phạt tù từ 12 ¬đến 20 năm tù.

 

2. Hành vi không chịu trả nợ đã đến hạn mặc dù có khả năng chi trả, là có dấu hiệu hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

Theo thông tin chị H.L. cung cấp, vợ chồng ông H. đã nhận được tiền thông qua việc vay tiền từ vợ chồng chị, đã sử dụng số tiền vay đó, nhưng khi đến hạn trả nợ, vợ chồng ông H. vẫn không trả nợ mặc dù có tài sản, có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh xây dựng của công ty của ông H., nghĩa là vợ chồng ông H. đủ khả năng trả nợ nhưng không trả. Hành vi của vợ chồng ông H. thể hiện rõ ý chí không muốn trả lại số tiền đã vay cho vợ chồng chị H.L. Do đó, căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự nêu trên, hành vi của vợ chồng ông H. có dấu hiệu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đồng thời, với số tiền chiếm đoạt lên đến 15 tỷ đồng, sẽ rơi vào khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự, vợ chồng ông H. có thể đối diện với khung hình phạt tù từ 12 ¬đến 20 năm tù. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung có thể áp dụng là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuy nhiên, nội dung giải đáp trên đây dựa trên những thông tin chị H.L. cung cấp trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành. Thực tế, việc xác định tội danh chính xác của hành vi phạm tội cần có sự vào cuộc điều tra của cơ quan thẩm quyền. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của mình, vợ chồng chị H.L. có quyền tố giác vợ chồng ông H. đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền và chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ liên quan đến giao dịch cho vay tiền như trên để cung cấp cho cơ quan điều tra.

 

Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 11/4/2024.

===========================

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà K&M, 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0905.503.678

Email: phongpartnerslaw.hcmc@gmail.com

LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI ĐÀ NẴNG

1. Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê

Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363 822 678 - 0905 102 425

2. Phong & Partners tại Sơn Trà

Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 205 624

3. Phong & Partners tại Liên Chiểu

Địa chỉ: 21 Trương Văn Đa, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0961 283 093

4. Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905 579 269

5. Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang

Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Điện thoại: 0901 955 099

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Website: https://phong-partners.com

Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw

https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson

https://www.facebook.com/luatsusontra

https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu

https://www.facebook.com/LuatsuCamLe 

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/