Hợp đồng thi công xây dựng công trình là một dạng hợp đồng hết sức phức tạp bởi vì liên quan đến nhiều yếu tố kỹ thuật, chất lượng, tiến độ... Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp chủ đầu tư (thường các chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng) và nhà thầu (thường các nhà thầu nhỏ hoặc thầu phụ) chưa nhìn nhận đúng tính quan trọng của hợp đồng và chưa chú trọng trong việc xây dựng và ký kết hợp đồng. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro, bất lợi lớn mà họ phải gánh chịu trong hợp đồng mà không hay biết. Trên thực tế không ít những trường hợp nhà thầu thi công xong nhưng không được thanh toán, quyết toán do vướng mắc trong hồ sơ thanh toán, bất lợi hợp đồng; hoặc công trình bị chậm tiến độ lâu dài hoặc không đảm bảo chất lượng nhưng lại không có chế tài đúng mức để ràng buộc nhà thầu; hoặc có tranh chấp với chủ công trình liền kề nhưng không phân định rõ trách nhiệm giải quyết … Do đó, để kiểm soát và loại trừ những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thương thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng thì vai trò của các Luật sư trong việc soạn thảo và rà soát hợp đồng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng thi công xây dựng công trình? Công việc của Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình là gì? Tại sao lại phải nhờ Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng công trình? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.