MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LOẠI TỘI PHẠM THU THẬP, TÀNG TRỮ, TRAO ĐỔI, MUA BÁN, CÔNG KHAI HÓA TRÁI PHÉP THÔNG TIN VỀ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Được đăng vào 15:26 Ngày 22/12/2022
Ngày 03/3/2022, Công an thành phố Đà Nẵng đã khởi tố tội danh: “Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng” đối với hai đối tượng là Nguyễn Thị Anh và Lê Thị Bình, đồng thời Công an thành phố Đà Nẵng tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hai đối tượng trên. Đây là một trong số các vụ án liên quan đến việc sử dụng công nghệ có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra trong thời gian qua. Vậy Bộ luật Hình sự hiện nay quy định như thế nào đối với loại tội phạm này?

I.  Quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng?

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 chưa quy định loại tội phạm về công nghệ cao, nhận thấy sự thiếu sót của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 cũng như sự nguy hiểm của loại tội phạm công nghệ cao đối với xã hội. Nên các nhà làm luật đã bổ sung thêm một số điều luật liên quan đến loại tội phạm công nghệ cao trong đó có Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định cụ thể về tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Sự ra đời của các điều luật liên quan đến tội phạm công nghệ cao nói chung và tội phạm công nghệ cao về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã góp phần khắc phục những thiếu sót của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, cũng như góp phần trong việc ngăn chặn, đấu tranh với loại tội phạm công nghệ cao trong đó có loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cụ thể là loại tội phạm “thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về loại tội phạm “thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng” như sau:

“Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Cấu thành của loại tội phạm này như sau:

Chủ thể của tội phạm: người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm: xâm phạm quyền bảo mật thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan của tội phạm: được thực hiện với lỗi cố ý; mục đích chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của loại tội phạm: có thể là một hoặc toàn bộ hành vi nhằm thu lợi bất chính, các hành vi gồm:

* Có hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;

* Có hành vi tàng trữ trái phép (cất giữ) thông tin về tài khoản ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;

* Có hành vi mua bán trái phép (hành vi mua bán có thể dùng tiền hoặc trao đổi bằng tài sản khác) các tài khoản ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

* Có hành vi công khai trái phép chẳng hạn là đưa thông tin tài khoản ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân lên các trang mạng xã hội, truyền thông, Internet khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là các yếu tố cấu thành tội“thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”.

 

II. Hệ lụy của loại tội phạm trên đối với xã hội và khuyến cáo cho mọi người

a. Hệ lụy của loại tội phạm trên

Việc thông tin cá nhân đặc biệt là thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng bị tiết lộ ra bên ngoài là điều không ai mong muốn, nhưng dưới sự phát triển của công nghệ thì các đối tượng đã có những thủ đoạn tinh vi để thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin tài khoản của các nạn nhân để phục vụ cho mục đích của riêng mình.

Thậm chí, một số đối tượng còn đăng tải những lời lẽ hoa mỹ chẳng hạn “việc nhẹ lương cao” lên mạng xã hội nhằm tìm kiếm những người phù hợp để tạo lập tài khoản ngân hàng cũng như mở thẻ ATM cho bọn chúng, đa số những người “ứng tuyển” là sinh viên, lao động phổ thông hoặc nội trợ. Đây là phương pháp đánh vào tâm lý cần tiền nhanh của các “ứng viên”, sau khi các “ứng viên” hoàn thành xong công việc tạo lập tài khoản ngân hàng cũng như mở thẻ ATM thì các đối tượng sẽ gửi cho các “ứng viên” một khoản tiền được xem là công sức “lao động” đồng thời các đối tượng yêu cầu các “ứng viên” đưa các thông tin về tài khoản ngân hàng, thẻ ATM vừa tạo cho bọn chúng. Sau khi lấy các thông tin về tài khoản ngân hàng, thẻ ATM của “ứng viên” thì chúng sẽ tìm kiếm các “khách hàng” để trao đổi, mua bán các tài khoản ngân hàng, thẻ ATM với một số tiền kha khá mà bọn tổ phạm vừa thu thập. Đa số việc trao đổi, mua bán tài khoản ngân hàng, thẻ ngân ATM để nhằm mục đích rót các dòng tiền phi pháp từ các nguồn khác vào tài khoản ngân hàng, thẻ ATM mà các đối tượng tàng trữ, thu thập được nhằm mục đích hợp thức hóa dòng tiền, một số hành vi của chuyển dòng tiền phi pháp vào tài khoản ngân hàng, ATM từ việc thu thập, tàng trữ chẳng hạn như rửa tiền, đánh bạc thậm chí là nguồn tiền của các đối tượng ở nước ngoài đổ về Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm pháp khác

Các đối tượng hết sức tinh vi ở chỗ đó là tiền vẫn chuyển về tài khoản ngân hàng nhưng thông tin sở hữu tài khoản ngân hàng không phải là của bọn chúng, điều này gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc truy vết tội phạm. Trong trường hợp trích lục, truy tìm chủ tài khoản thì sẽ là thông tin các “ứng viên” mà bọn tội phạm tìm kiếm được trên mạng, điều này cũng khiến cho các “ứng viên” gặp khá nhiều khó khăn trong một số vấn đề trong cuộc sống.

b. Khuyến cáo cho mọi người

Hiện nay, các loại tội phạm đánh vào tâm lý làm việc lấy tiền ngay của mọi người không phải là hiếm gặp nhưng đối với loại tội phạm  thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng thì mọi người cần hết sức lưu ý không nên cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ ATM cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào để tránh bị lợi dụng vào việc phi pháp. Nếu bọn tội phạm có được thông tin từ tài khoản ngân hàng, thẻ ATM của mọi người thì chúng sẽ sử dụng vào mục đích phạm tội, lúc này dẫn đến chính chủ sẽ gặp không ít rắc rối khi liên quan đến các hành vi phạm tội của các đối tượng phạm tội.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến loại tội phạm “thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”, nếu có thắc mắc các bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

===========================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS 

Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng – 0905.102425

CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng – 0905.205624

CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng – 0901.955099

CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng – 0905.579629

Tel: 0236.3822678 – 0905102425

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: https://phong-partners.com/

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/