1. Đồng thừa kế là gì?
Đồng thừa kế được hiểu đơn giản là những người cùng có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Theo quy định của pháp luật, tùy trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật mà xác định người được hưởng di sản thừa kế khác nhau.
- Trường hợp thừa kế theo di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Khi người chết để lại di chúc hợp pháp thì những người thừa kế và phần thừa kế được xác định như sau:
- Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Trong các trường hợp i) người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không đảm bảo hợp pháp theo quy định pháp luật; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; hoặc Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản hoặc ii) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc hoặc có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; hoặc Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được xác định theo thứ tự hàng thừa kế như sau:
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Và các đồng thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, các đồng thừa kế có quyền thỏa thuận phân chia di sản của người mất để lại (trừ trường hợp đã phân chia rõ từng phần theo nội dung di chúc hợp pháp). Việc phân chia thừa kế sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các đồng thừa kế nên nhiều trường hợp các đồng thừa kế không đạt được sự đồng thuận chung khi phân chia thừa kế.
2. Giải quyết như thế nào khi một trong các đồng thừa kế không đồng ý trong việc phân chia di sản?
Pháp luật luôn ưu tiên và khuyến khích các đồng thừa kế tự thỏa thuận và phân chia di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thừa kế. Cụ thể, Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về “Họp mặt những người thừa kế” như sau:
“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”
Theo quy định trên, các đồng thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận với nhau về việc quản lý di sản cũng như cách thức phân chia di sản. Để đảm bảo tính pháp lý của việc phân chia di sản và làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản, thì thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế bắt buộc phải lập thành văn bản và phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế, trừ trường hợp thừa kế theo di và được công chứng hợp lệ tại tổ chức hành nghề công chứng theo Luật Công chứng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng nhận được sự đồng thuận của tất cả các đồng thừa kế. Khi tiến hành phân chia di sản mà các bên không tự thỏa thuận được với nhau, tức là một trong những đồng thừa không đồng ý với việc phân chia di sản, thì có thể giải quyết theo các phương án sau:
Như vậy, việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế luôn là mục đích mà nhiều người dân hướng đến, bởi không chỉ giúp đạt được kết quả các bên mong muốn mà còn giữ được tình cảm, hòa khí của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào các đồng thừa kế cũng có sự đồng nhất trong việc phân chia di sản, trường hợp xảy ra tranh chấp, không tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thì các đồng thừa kế có thể giải quyết vấn đề thông qua việc lên phương án hòa giải lại, nhờ bên thứ ba hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com/