CHÁY BÃI XE VI PHẠM CỦA CÔNG AN, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
Được đăng vào 14:39 Ngày 30/06/2022
Ngày 06/06/2022, nhiều báo đài đăng tin về vụ cháy tại bãi tạm giữ xe vi phạm trên địa bàn phường Bình Hiệp Phước, TP. Thủ Đức thuộc PC08 – Công an TPHCM, bước đầu xác định có khoảng 2.244 xe máy và 10 ô tô bị thiêu rụi, hư hỏng. Các phương tiện bị cháy chủ yếu là xe tang vật hoặc xe vi phạm giao thông được PC08 tạm giữ tại bãi xe. Vụ việc trên gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, dư luận hiện nay đang rất quan tâm và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các tài sản đang bị tạm giữ. Bài viết sau đây của Phong & Partners chia sẻ các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

1. Người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Theo Khoản 3 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020; theo Điều 38 đến Điều 51 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi năm 2020), có nhiều cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như: chủ tịch UBND các cấp, trưởng công an xã, trưởng đồn công an, trưởng công an huyện …

 

2. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

a. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 12 (sửa đổi  năm 2020) thì thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc được chuyển hồ sơ đến người khác có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ; có một số trường hợp phải xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, tùy vào vụ việc mà thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện được kéo dài tối đa không quá 01 tháng hoặc không quá 02 tháng kể từ ngày tạm giữ.

b. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 12 (sửa đổi  năm 2020), khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng, tang vật, phương tiện được xử lý như hai trường hợp dưới đây.

b.1. Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện: người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

b.2. Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện: người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Căn cứ quy định tại “mục b”  vừa nêu, các tang vật, phương tiện bị tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận đúng thời hạn theo quy định thì tài sản đó không còn là của họ; tài sản trên sẽ bị tịch thu theo quy định pháp luật.

 

3. Quy định pháp luật về trách nhiệm đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị hư hỏng, mất cắp, đánh tráo, thay thế.

a. Trường hợp cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm:

  • Đối với cá nhân có hành vi cố ý gây cháy nổ hoặc đốt tang vật, phương tiện đang bị tạm giam thì người đó phải chịu trách nhiệm về hình sự về tội “hủy hoại tài sản” theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Đối với cá nhân vi phạm quy định về điều kiện phòng cháy, chữa cháy ở nơi tạm giữ theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về “quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ cháy và giá trị thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên thì chịu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo điều 313 Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015.

b. Trường hợp cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu tội phạm:

Khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi  năm 2020) quy định:

“Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Khoản 2, Điều 9, Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định:

Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

Theo những căn cứ trên, trường hợp không xuất hiện yếu tố hình sự thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

 

4. Kết luận

Như vậy, trường hợp các phương tiện bị cháy, hư hỏng trong vụ cháy trên nói riêng và các trường hợp tương tự khác nói chung thì chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện bị tạm giữ có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật nếu tang vật, phương tiện không bị tịch thu theo quy định của pháp luật được nêu tại Mục 2 của bài viết này.

 

Sau khi cơ quan điều tra ra kết luận về vụ việc thì người chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện bị tạm giữ có thể dựa vào đó để yêu cầu đúng chủ thể bồi thường thiệt hại.

===================

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS

Add: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng – 0905.102.425

CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng – 0905.205.624

CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng – 0901.955.099

CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng – 0905.579.269

Tel: 0236.3822.678

Email: phongpartnerslaw@gmail.com

Web: htpps://phong-partners.com

Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:            Các luật sư của Phong & Partners có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo pháp lý và cộng tác với các đơn vị:           

Logo
Phong & Partners cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất - là kết quả từ sự chuyên nghiệp, chuyên tâm và sự gắn kết, hỗ trợ hiệu quả của toàn hệ thống vì lợi ích cao nhất của khách hàng.
Copyright © 2020 P&P. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
0905102425

02363 822 678

phongpartnerslaw@gmail.com

https://www.whatsapp.com/

https://www.viber.com/