Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp nói riêng và các thủ tục hành chính liên quan không còn khó khăn và phức tạp như những năm trước. Điều này đã góp phần tạo nên một “làn sóng” trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế thị trường với rất nhiều doanh nghiệp được “khai sinh” một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể trụ được giữa vòng xoáy thị trường, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nhiều thử thách. Một số doanh nghiệp lựa chọn chấm dứt sự tồn tại, những doanh nghiệp khác mong muốn tiếp tục tồn tại thì sẽ tự tìm hướng đi mới. Chẳng hạn, một số chủ doanh nghiệp sẽ chuyển nhượng hoặc bán doanh nghiệp ngay sau khi vừa thành lập vì bản thân không thể tiếp tục như định hướng ban đầu.
Việc chuyển nhượng, mua bán doanh nghiệp mới thành lập trong thực tiễn diễn ra như thế nào? Đâu là những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm khi có ý định thực hiện thủ tục này?
Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành chỉ quy định về việc bán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty TNHH, luật không có quy định về việc bán lại doanh nghiệp mà là quy định về việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc chuyển nhượng một phần vốn hoặc cổ phần, hoặc quy định về thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Một số hình thức chuyển nhượng trong doanh nghiệp có thể kể đến như:
Như vậy, trên thực tiễn sẽ có tám hoạt động về việc mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp với quy trình thực hiện được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020.
Như phân tích ở mục 1 của bài viết, việc mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp được cụ thể hóa qua tám hình thức nêu trên. Mọi hoạt động mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp đều được pháp luật thừa nhận với điều kiện đó không phải là hoạt động lợi dụng việc mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp để thực hiện hoặc che giấu các hành vi không hợp pháp. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về thời gian doanh nghiệp được bán, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác kể từ ngày thành lập. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro khi mua, nhận chuyển nhượng doanh nghiệp mới thành lập, cá nhân, tổ chức cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Như vậy, việc mua, chuyển nhượng doanh nghiệp mới thành lập không bị pháp luật ngăn cấm nhưng bên mua, bên nhận chuyển nhượng cần phải tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý và đánh giá càng chính xác càng giảm thiểu rủi ro tình trạng của doanh nghiệp trước khi mua, nhận chuyển nhượng.
Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể mail hoặc điện thoại để được tư vấn bởi đội ngũ Luật sư của PHONG & PARTNERS.
===================
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
Add: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng - 0905.102425
CN Sơn Trà: 01 Đông Giang, Đà Nẵng - 0905.205624
CN Liên Chiểu: 21 Trương Văn Đa, Đà Nẵng - 0901.955099
CN Ngũ Hành Sơn: 03 Chu Cẩm Phong, Đà Nẵng - 0905.579269
Tel: 0236.3822678
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Web: https://phong-partners.com/