* Luật sư Phan Thụy Khanh – Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners trả lời:
Hiện nay, BHXH là vấn đề mà đa số mọi người rất quan tâm. Đóng BHXH không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi quan trọng của người lao động. Khi bước vào độ tuổi nghỉ hưu, chế độ hưu trí từ BHXH trở thành nguồn thu nhập ổn định và quan trọng giúp người lao động đảm bảo được cuộc sống sau khi không còn tham gia vào thị trường việc làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về điều kiện được hưởng chế độ hưu trí. Chị Thuỷ có thể tham khảo ý kiến tư vấn của Luật sư dưới đây về các chế độ hưu trí mà người lao động được hưởng.
Thứ nhất, chế độ hưu trí gồm những khoản nào?
Theo Luật BHXH 2014, người lao động nếu đáp ứng những yêu cầu theo quy định thì có thể được hưởng các chế độ hưu trí như sau:
1. Lương hưu
2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
3. BHXH một lần
Thứ hai, thời gian đóng BHXH chưa đủ có được hưởng lương hưu?
Người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu.
Đối với BHXH bắt buộc:
"Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Đối với BHXH tự nguyện:
"Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên."
Áp dụng quy định nêu trên, chị Thủy mới đóng BHXH 9 năm nên chưa đủ thời gian tối thiểu mà pháp luật quy định để được hưởng lương hưu. Do đó, mặc dù đã đủ tuổi nghỉ hưu, chị vẫn chưa đủ điều kiện để được hưởng lương hưu.
Thứ ba, thời gian đóng BHXH chưa đủ có được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
Bên cạnh lương hưu, người lao động còn có thể được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Luật BHXH 2014 như sau:
Đối với BHXH bắt buộc:
"Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần."
"Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần."
Chị Thuỷ mới đóng BHXH 9 năm nên chưa đủ thời gian pháp luật quy định để được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Do đó, chị Thủy chưa đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Thứ tư, thời gian đóng BHXH chưa đủ có được hưởng BHXH một lần?
Đối với BHXH bắt buộc:
"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;"
Đối với BHXH tự nguyện:
"Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;"
Theo các quy định vừa nêu, người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm hoặc 15 năm, tức chưa đủ thời gian tối thiểu mà pháp luật quy định, mà không tiếp tục tham gia BHXH, nếu có yêu cầu thì vẫn có quyền được hưởng BHXH. Như vậy, mặc dù thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm theo quy định pháp luật nhưng chị Thuỷ vẫn có quyền hưởng BHXH một lần nếu có yêu cầu được hưởng.
Thứ năm, người lao động đóng 1 lần để đủ thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu có được không?
Đối với BHXH bắt buộc
Khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: "Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu."
Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu thì được lựa chọn đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí. Tuy nhiên, để áp dụng phương thức này, thời gian còn thiếu chỉ được tối đa 06 tháng.
Trường hợp chị Thủy, thời gian đóng BHXH còn thiếu là 11 năm, quá thời gian còn thiếu mà pháp luật cho phép nên không thể đóng 1 lần để đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc được hưởng lương hưu.
Đối với BHXH tự nguyện
Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này."
Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu vào quỹ hưu trí. Tuy nhiên, để áp dụng phương thức đóng này, thời gian đóng BHXH tự nguyện còn thiếu của người lao động không được quá 10 năm (120 tháng).
Trong trường hợp của chị Thủy, chị mới đóng BHXH được 9 năm, tức còn thiếu 11 năm đóng để được hưởng lương hưu. Thời gian đóng BHXH còn thiếu của chị quá 10 năm theo quy định pháp luật. Do đó, chị không thể đóng 1 lần để đủ thời gian đóng BHXH được hưởng lương hưu trong trường hợp này.
Tuy nhiên, chị có thể tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm, sau đó đóng 1 lần để đủ thời gian đóng BHXH theo quy định. Bằng cách này, chị Thủy có thể được hưởng lương hưu từ BHXH tự nguyện kể từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền BHXH cho những năm còn thiếu.
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 28/02/2025.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 03 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu