*Luật sư Đặng Văn Vương – Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners, trả lời:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh quan trọng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp như hưu trí, thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và thất nghiệp. Theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật BHXH 2014), người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Thứ nhất, quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH
Người lao động khi tham gia BHXH được hưởng các quyền lợi sau:
Tuy nhiên, nếu công ty nợ BHXH, người lao động có thể không được giải quyết các chế độ trên theo đúng quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng, đặc biệt là không thể chốt sổ BHXH để bảo lưu thời gian đóng hoặc tiếp tục tham gia tại nơi làm việc mới.
- Thứ hai, trách nhiệm đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động
* Trách nhiệm đóng BHXH của người lao động
Theo Điều 19 Luật BHXH 2014, người lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
Mức đóng BHXH của người lao động: Theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc hằng tháng phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, người lao động không trực tiếp đóng khoản tiền này cho cơ quan BHXH mà công ty sẽ trích từ lương để đóng cùng phần trách nhiệm của công ty.
* Trách nhiệm đóng BHXH của công ty
Căn cứ Điều 21 Luật BHXH 2014, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có trách nhiệm:
Về mức đóng BHXH của người sử dụng lao động, căn cứ theo Điều 86 Luật BHXH 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm hằng tháng đóng 17.5% trên mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động ghi trong hợp đồng lao động đối với mỗi người lao động sau đó nộp đầy đủ cho cơ quan BHXH.
Như vậy, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ đóng 17.5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH đối với mỗi người lao động cùng với 8% trích từ lương của người lao động, sau đó sẽ nộp đầy đủ cho cơ quan BHXH. Nếu người sử dụng lao động không nộp hoặc nợ, chiếm dụng BHXH, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
- Thứ ba, chế tài xử lý khi công ty nợ BHXH
Các hành vi trốn đóng, chậm đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 17 Luật BHXH 2014. Đối với các hành vi này, pháp luật quy định các chế tài xử lý cụ thể như sau:
a. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
Chế tài xử lý:
Xử phạt hành chính (Khoản 7, Khoản 10 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng):
Xử lý hình sự (Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động):
b. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Chế tài xử lý:
Phạt hành chính (Khoản 5, Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP):
Xử lý dân sự: Người lao động có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu quyền lợi bị ảnh hưởng.
c. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Chế tài xử lý:
Xử phạt hành chính (Khoản 5, Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP):
Xử lý hình sự (Điều 214, Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động):
- Thứ tư, phương án giải quyết khi thương lượng không thành
Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, quy định:
Công ty có trách nhiệm đóng đủ số tiền nợ BHXH, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng, để cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH cho người lao động.
Nếu công ty chưa đóng đủ, cơ quan BHXH chỉ xác nhận sổ đến thời điểm công ty đã đóng. Sau khi thu hồi được số tiền nợ, BHXH sẽ xác nhận bổ sung.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Như vậy, trách nhiệm thanh toán khoản nợ BHXH thuộc về công ty, không phải người lao động.
Công ty phải nộp đầy đủ tiền BHXH còn thiếu để đảm bảo quyền lợi của người lao động, bao gồm cả việc chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, nếu thương lượng không thành công hoặc người sử dụng lao động cố tình không hợp tác, người lao động có quyền thực hiện các biện pháp pháp lý theo quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình như sau:
Khiếu nại lên cơ quan bảo hiểm xã hội:
Căn cứ pháp lý: Điều 118 Luật BHXH 2014.
Người lao động có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp đến cơ quan BHXH cấp huyện hoặc tỉnh để yêu cầu can thiệp. Cơ quan BHXH có trách nhiệm xác minh, xử lý và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm.
Yêu cầu thanh tra lao động kiểm tra:
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Luật BHXH 2014, Điều 214 Bộ luật lao động 2019
Người lao động hoặc tổ chức công đoàn có thể gửi đơn yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan thanh tra có thể yêu cầu xử phạt và buộc doanh nghiệp truy đóng theo quy định của pháp luật.
Khởi kiện ra Tòa án:
Căn cứ pháp lý: Điều 119 Luật BHXH 2014
Nếu các biện pháp trên không mang lại kết quả, người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về BHXH. Hồ sơ khởi kiện bao gồm hợp đồng lao động, bảng lương, các chứng từ liên quan đến việc đóng bảo hiểm, biên bản làm việc với doanh nghiệp (nếu có).
Bài viết được đăng trên Báo Công an Đà Nẵng ngày 10/03/2025.
=========================
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP ĐÀ NẴNG
1. Luật sư Phong & Partners tại Hải Châu - Thanh Khê
Địa chỉ: Tầng 6 Toà nhà Thành Lợi, 249 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Điện thoại: 02363.822.678 – 0905.102.425
2. Luật sư Phong & Partners tại Sơn Trà
Địa chỉ: 01 Đông Giang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.205.624
3. Luật sư Phong & Partners tại Liên Chiểu
Địa chỉ: 223 Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0961.283.093
4. Luật sư Phong & Partners tại Ngũ Hành Sơn
Địa chỉ: 01 Chu Cẩm Phong, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.579.269
5. Luật sư Phong & Partners tại Cẩm Lệ - Hòa Vang
Địa chỉ: 346 Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0901.955.099
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 9, Toà nhà K&M, số 33 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0905.503.678 – 02822.125.678
Email: phongpartners.hcmc@gmail.com
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI QUẢNG NAM
Địa chỉ: 63 Hoàng Diệu, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0905.794.678
LUẬT SƯ PHONG & PARTNERS TẠI TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 05 Nguyễn Trường Tộ, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0901.955.099
Email: phongpartnerslaw@gmail.com
Website: https://phong-partners.com
Fanpage: https://www.facebook.com/phongpartnerslaw
https://www.facebook.com/phongpartnerslaw.hcmc
https://www.facebook.com/luatsugioinguhanhson
https://www.facebook.com/luatsusontra
https://www.facebook.com/luatsuquanlienchieu